Nên xem qua
- ĐẠO CAO ĐÀI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG ... Gửi ngày 23/03/2019
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO 10 CÁC HỘI THÁNH & TỔ CHỨC TRONG ... Gửi ngày 19/05/2017
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
- VỀ VIỆC KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH QUYỀN (23-8-Bính Dần, 1926) Gửi ngày 29/05/2023
- Các hoat động gần đây của Tổ chức LG Gửi ngày 08/09/2014
- Chớ để bản năng nổi dậy (Bài viết/Tham luận-Nghiên cứu) Gửi ngày 11/08/2014
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH
Gửi ngày 29/05/2023
I.ĐẠI LỄ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO - THÀNH LẬP HỘI THÁNH
A. CHUẨN BỊ CHO CUỘC ĐẠI LỄ Để giúp cho cuộc lễ “trình diện” chính thức đạo Cao Đài trước nhân sanh vào ngày rằm tháng 10 Bính Dần (1926) được tốt đẹp, nhiều công việc Ơn Trên sắp xếp, chuẩn bị từ khá lâu trước đó. Đây là vấn đề tôn giáo, ẩn chứa những khía cạnh siêu hình, cho nên, chắc chắn có nhiều điều con người không thể hiểu hết được. Do vậy, chỉ có thể thấy được vài sự kiện đã biểu hiện rõ ràng, trong đó một số sự kiện thuộc về phần Thiên, số khác thuộc phần Địa và phần Nhơn.
1. Phần THIÊN: Hội Thánh – Thánh Thể Đức Chí Tôn tại thế – tập hợp những Chơn Linh do Đức Chí Tôn chọn lựa từ “60 năm trước” (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển). dần dần hội tụ về ngày rằm tháng 10 năm Bính Dần.
2. Phần NHƠN: Trước hết, chư vị đệ tử Đức Cao Đài, thọ nhận phẩm tước Ơn Trên ban, sau đó bắt tay vào việc hoàn tất phần xây dựng còn dở dang của ngôi Thiền Lâm Tự, thêm một số công trình cần thiết như đào giếng, đắp đường, chăm chút các trang nghi thờ phượng đặc biệt của nền đạo mới trong nội điện... Phần đóng góp của Con Người được ghi nhận cao nhứt có lẽ là lòng tín thành phụng sự của chư Tiền khai
[Lịch Sử Đạo Cao Đài 171]
. Đối với nhiều vị, chuyến lên Tây Ninh chăm lo cuộc lễ Khai Minh cũng chính là chuyến khởi đầu công trình hành đạo của mình.
3. Phần ĐỊA: Khởi sự tại Thiền Lâm Tự (Gò Kén), tiếp đến dời qua Thánh địa Tây Ninh, đạo Cao Đài ngay từ buổi đầu đã ổn định trên vùng đất tập trung nhiều “Linh Khí” này. Chư Tiền khai đề xuất chọn Thiền Lâm Tự làm nơi thiết lễ, Thầy đồng ý và dạy chư vị tập trung hoàn chỉnh Thánh Thất. Từ đây chúng tôi lấy tên theo địa danh để tạm gọi là Thánh Thất Gò Kén.
B. DIỄN TIẾN CUỘC ĐẠI LỄ Cuộc Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo tại Thánh Thất Gò Kén (Tây Ninh) chính thức bắt đầu vào đêm 14 rạng rằm tháng 10 Bính Dần (1926). Chương trình dự kiến kéo dài trong 3 ngày theo lời dạy của Đức Chí Tôn trước đó, gồm: - Đêm 14 rạng rằm tháng 10 (18-19.11.1926): Lễ “Lập Vị” tấn tôn chư chức sắc Hội Thánh. - Đêm rằm rạng 16 tháng 10 (19-20.11.1926): Đức Chí Tôn khởi lập Pháp Chánh Truyền. - Đêm 16 rạng 17 tháng 10 (20-21.11.1926): Đức Chí Tôn hoàn tất Pháp Chánh Truyền Nam phái và giảng dạy thêm một số việc cần yếu. Thuở ấy, tên cuộc Lễ thường được chư Tiền Khai gọi là “Ngày Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” (Đạo Sử 1, trang 95) hoặc: “Đại Hội Khai Đạo” (Đạo Sử 2, trang 94). Sau này, để phân biệt với các ngày lễ kỷ niệm khác,
Nguồn : Trích quyển LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI-CQPTGLĐĐ-KHAI ĐẠO TRUYỀN ĐẠO-NHÀ XBTG 2015