TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD

Gửi ngày 29/05/2023
TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD
TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD
______________
Vendredi, 17 Septembre 1926
12 tháng 8 năm Bính Dần

Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Giáo Ðạo Nam Phương


Kiệt - Con phải giúp Thơ trong việc lập Thánh-Thất. Thầy giao cho con phải săn sóc mướn thợ làm bảy cái ngai, một cái trọng hơn cho Giáo-Tông, ba cái cho ba vị Chưởng-Pháp; ba cái cho ba vị Ðầu-Sư; Nhứt là cái ngai của Giáo-Tông phải làm cho kỹ-lưỡng chạm trổ tứ-linh, nhưng chỗ hai tay dựa phải chạm hai con rồng; còn cuả Chưởng-Pháp chạm hai con phụng; của Ðầu-Sư chạm hai con Lân... Nghe à!...
Bính, 102 Thầy giao cho con lo một trái Càn Khôn. Con hiểu nghĩa gì không? Một trái như trái đất tròn quay, sơn màu xanh da trời (…) Con phải giở sách thiên văn Tây ra coi mà bắt chước. Tại ngôi Bắc Đẩu, con phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ và sao Bắc Đẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc Đẩu vẽ Con Mắt Thầy.” Giáo Sư Thái Bính Thanh sau đó bạch hỏi về kích thước quả Càn Khôn, Thầy dạy: “Bề kính tâm ba thước ba tấc nghe con. Lớn quá mà phải vậy mới được, vì là cơ mầu nhiệm Tạo Hóa trong ấy.” Còn chư Phật, chư Tiên, Thánh, Thần đã lên cốt thì để dài theo dưới, hiểu không con?
 
 
 
Samedi 18 Septembre 1926
13 tháng 8 năm Bính Dần

Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương


Thầy có việc nói cùng chư Môn-đệ. Thầy mời chư nhu xuất ngoại, một giây phút Thầy sẽ kêu vào.
Các con, Thầy đã lập thành Thánh-Thất; nơi ấy là nhà chung của các con; biết à.
Thầy lại quy Tam-Giáo lập thành Tân-Luật, trong rằm tháng mười có đại-hội cả Tam-Giáo nơi Thánh-Thất. Các con hay à!
Sự tế tự sửa theo "Tam-Kỳ Phổ-Ðộ" cũng nơi ấy mà xuất hiện ra; rõ à!
Thầy nhập ba chi lại làm một là chủ ý quy tụ các con trong Ðạo Thầy lại một nhà, Thầy làm cha Chưởng-quản, hiểu à!
Từ đây trong nước Nam duy có một Ðạo chơn-thật là Ðạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là "Quốc-Ðạo", hiểu à!
Thầy phải bụộc các con hiệp chúng trí mà lo vào đó, nghe à!
Từ đây các con sẽ cực nhọc hơn, vì Thầy phân phát phận sự cho mỗi đứa, vì chẳng vậy các con sanh nạnh nhau, tựa hồ chia phe, phân phái là điều đại tội trước mắt Thầy vậy, nghe à!
* * *
C. CHUẨN BỊ CHO LỄ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO 1. ĐỊA ĐIỂM HÀNH ĐẠI LỄ: TỪ LÂM TỰ
 [Lịch Sử Đạo Cao Đài 154]
 [ Lịch Sử Đạo Cao Đài 155]
2. CÔNG VIỆC CHUẨN B Ị ĐẠI LỄ
a. Thiên Phong bổ sung chức sắc cao cấpChuẩn bị cho Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo, Đức Chí Tôn tiếp tục bổ sung nhân sự vào hàng chức sắc cấp cao. Ngày 29.7 Bính Dần (05.9.1926) Hòa Thượng Như Nhãn được Thầy ân phong: “Như Nhãn hiền đồ, (...) Thầy phong cho con là Quản Pháp Truyền Sư Thích Đạo Chuyển Luật Linh Diệu Đạo Sĩ (...) Thầy cậy con một điều là đòi Minh đến, vì nó là môn đệ con, đặng giao chức Thái Đầu Sư cho nó đi phổ độ nhơn sanh
b. Hoàn chỉnh Thánh Thất Gò KénĐể việc tổ chức lễ Khai Minh được chu đáo, từ hai tháng trước, ngày 13.8 Bính Dần, Đức Chí Tôn xuống lệnh cho một số vị phải tạm ngưng phổ độ, cùng về Tây Ninh lo toan công việc. Nhiều chi tiết xây dựng bên ngoài Thánh Thất thực hiện theo lời dạy của Ơn Trên. [Lịch Sử Đạo Cao Đài 158 ]
·Tiếp đến, Đức Chí Tôn dạy Ngài Thái Thơ Thanh lo sắp xếp cách thờ tại Thánh Thất Gò Kén, với đủ tượng Tam Giáo Đạo Tổ, Tam Trấn Oai Nghiêm, phía dưới có Chúa Jésus và Đức Khương Thái Công xếp bên trên ngai Giáo Tông, cho trọn đủ Ngũ Chi Đại Đạo: “Thơ nghe dạy. Con phải nhớ khi Bính đem trái Càn Khôn ấy về, con làm một cái cốt xây, để trái ấy lên Đại Điện. Nhớ day Con Mắt ra ngoài. Rồi con lại lấy tượng Phật Thích Ca, Lão Tử và Khổng Tử mà để dựa dưới. Kế ba vị ấy thì là Quan Thế Âm, Thái Bạch, Quan Thánh Đế. Kế nữa, ngay dưới Lý Thái Bạch thì là Jésus de Nazareth. 102 Cụ Lâm Quang Bính (1876-1931) quê Giồng Riềng, Rạch Giá; lập gia đình với bà Hồ Thị Thục. Nhập môn vào Đạo, Cụ Lâm thọ phong Giáo Sư phái Thái ngày 07.8 Bính Dần, ngay sau đó được đặc ân thực hiện quả Càn Khôn. Đêm giao thừa qua Đinh Mão; Cụ được ân phong lên Phối Sư. Do thường bị bệnh, Cụ về Rạch Giá an dưỡng và liễu đạo ngày 17.02 Tân Mùi (1931).
Lịch Sử Đạo Cao Đài 160
 c. Sắp xếp tổ chức cuộc lễ Về đối ngoại, Đức Chí Tôn giao nhiệm vụ cho Ngài Thượng Trung Nhựt lập danh sách mời quan khách, bao gồm Toàn Quyền Đông Dương, Thống Đốc Nam Kỳ, nhiều công chức, giới thượng lưu trí thức, thương gia v.v.. Đồng thời mở cửa rộng cho dân chúng tự do đến tham dự, tất cả đều được Ơn Trên giáng dạy từng chi tiết. - Tiếp trong đàn hôm ấy, Thầy dạy kỹ về việc tổ chức và phân công nhân sự cụ thể vào bốn công tác quan trọng là: Lễ, Khách, Thâu, Xuất: “Lễ Thánh Thất chia ra làm: Lễ, Khách, Xuất, Thâu, vậy thì Thầy nói về Lễ trước: * Việc Lễ, Thầy giao chánh sự cho Trang, phó sự cho Nhung, phụ sự có Ý... * [Lịch Sử Đạo Cao Đài 161]
  d. Tịch Đạo Nữ phái : Đến đây, Ơn Trên còn một việc quan trọng là ban Tịch Đạo cho Nữ phái, để lưỡng phái thọ đầy đủ quyền pháp hành Lễ Khai Minh. Đêm 14.10 Bính Dần tại Thánh thất Gò Kén, Thầy ban ơn: “Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương. Hỉ chư môn đệ, chư ái nữ.
 Nữ phái nghe Thầy Khai Tịch Đạo:
Hương tâm nhứt phiến cận Càn Khôn,
 Huệ đức tu chơn độ dẫn hồn.
Nhứt niệm Quan Âm thùy bảo mạng,
Thiên niên đẳng phái thủ sanh tồn.
 Lâm Thị, phong vi Giáo Sư, lấy Thiên ân là Hương Thanh. Ca Thị, phong vi Phó Giáo Sư, lấy Thiên ân là Hương Ca 106 Đường Thị, đã thọ mạng Thiên sai, cứ giữ địa vị mình. Còn cả chư ái nữ Thầy sẽ lập Đại hội cho đủ mấy vị rồi sẽ phong sắc một lần.” 107 106 Ca Thị là bà Ca Thị Thế (1884-1956), con gái thứ năm của Ngài Bảo Đạo Ca Minh Chương. Đường Thị là chỉ bà Đái Thị Huệ (1874-1936), phu nhân của Ngài Thượng Trung Nhựt. Bà là người Việt gốc Hoa; thuở ấy, người Hoa được gọi là Đường nhơn. Nhiều bản Thánh giáo khác cho thấy Ơn Trên cũng thường gọi bà là Đường Thị. 107 Hương Hiếu, Đạo Sử 2, tr.19. Đại Hội Thiên Phong Nữ Phái được cử hành vào ngày 14 tháng Giêng Đinh Mão (15.02.1927). Cũng xin nói thêm về Thánh danh của bà Ca Thị Thế, nếu theo tịch đạo sẽ là Hương Thế, tuy nhiên so qua nhiều sử liệu, nhất là trong bản điển ký đàn hôm ấy (Niên Số Thời Thiết Lục ), tất cả đều ghi là Hương Ca. Đây có thể là một trường hợp đặc biệt riêng, cũng đặc biệt như phẩm Phó Giáo Sư của bà.
[Lịch Sử Đạo Cao Đài 164 ]
 
 
 
TẠM KẾT PHẦN 1 - KHAI ĐẠO
 Khai Đạo, với ý nghĩa là Ơn Trên Khai mở Tam Kỳ Phổ Độ xuống thế gian; Con Người lo tiếp nhận.
 ·Khai mạc Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo tại Từ Lâm Tự (Gò Kén, Tây Ninh) Rằm Tháng 10 năm Bính Dần (1926), Ơn Trên đã hoàn thành giai đoạn chuyển cơ mở đạo Cao Đài; kết thúc mấy năm Đức Chí Tôn hạ mình, lâm trần độ dẫn chư Tiền khai Nhánh Một, Nhánh Hai; chỉ dạy đầy đủ tâm hạnh chức sắc đến nghi thức, pháp môn... cho nền tôn giáo mới.
Nhìn lại tổng quát, công cuộc khai sáng nền Đạo Tam Kỳ có thể tóm tắt qua các giai đoạn:
 - Cuối năm Canh Thân (1920), Đức Cao Đài độ dẫn Ngài Ngô Văn Chiêu (Nhánh Một) làm đệ tử.
Đến năm Giáp Tý (1924), Ngài Ngô về Sài Gòn.
- Cuối năm Ất Sửu (1925), Đức Cao Đài thâu quý Ngài Nhánh Hai tại Sài Gòn làm đệ tử; sau đó phối hợp hai nhánh.
- Cuối năm Bính Dần (1926), Khai Minh Đại Đạo. Như vậy, tính theo thời gian đến lễ Khai Minh đối với Nhánh Một trải qua 6 năm; đối với Nhánh Hai chỉ qua một năm. Nhưng về mặt nhân sự, Nhánh Một chủ yếu chỉ có một vị, với Nhánh Hai gồm nhiều vị nòng cốt cùng đồng tâm hợp sức.
*  *  *
Cũng có thể tính theo cách khác:
- Ngày Mồng Một Tết Tân Dậu (1921), Ngài Ngô Văn Chiêu được Đức Thượng Đế nhận làm môn đồ đầu tiên trong Tam Kỳ Phổ Độ.
 [Lich Sử Đạo Cao Đài 165]
 - Ngày Rằm tháng Mười Bính Dần (1926),Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Thời gian giữa hai ngày ấy qua tổng cộng: 5 năm 10 tháng 15 ngày. Những con số 5 - 10 - 15 cho thấy một lý Đạo theo Hà Đồ và Lạc Thơ. Số 15 là số phát tán ở ma phương Lạc Thơ (cộng theo chiều nào cũng được 15); gom lại số 5 và số 10 ở trung cung Hà Đồ. Con đường từ Lạc Thơ trở về Hà Đồ ấy là con đường Phản Bổn Hoàn Nguyên.
 ·Thành quả cụ thể đại cuộc Khai Đạo của Đức Chí Tôn đó là những vị đệ tử đầu tiên của nền Đạo mới, tiêu biểu là những vị Chức sắc Thiên Phong. Đêm 14.10 Bính Dần bắt đầu cuộc Lễ chính thức, có mặt tất cả chức sắc Thiên Phong với danh sách được kể sau đây (có thể chưa thật đầy đủ) và chỉ liệt kê từ phẩm Giáo Hữu trở lên.
CỬU TRÙNG ĐÀI gồm quý ngài: 108 - Thái Chưởng Pháp: Như Nhãn (Hòa thượng Thích Từ Phong) (Thiên phong ngày 29.7 BD) - Thượng Chưởng Pháp: Nguyễn Văn Tương (Đại Lão Sư Minh Sư – Cai Lậy)109 (24.7 BD) - Ngọc Chưởng Pháp: Trần Văn Thụ (Thái Lão Sư Minh Đường) (10.9 BD) 108 Các con số trong dấu ngoặc đơn chỉ ngày vị ấy được Thiên phong; BD viết tắt chữ Bính Dần. 109 Thượng Chưởng Pháp Nguyễn Văn Tương quy Tiên ngày 05 tháng 11 Bính Dần. Ơn Trên sau đó ân phong Ngài Trần Đạo Quang làm Quyền Thượng Chưởng Pháp vào ngày 12.12 Bính Dần.
[Lịch Sử Đạo Cao Đài 166 ]
 - Thái Đầu Sư: Thái Minh Tinh (Hòa Thượng Thiện Minh) (13.10 BD) - Thượng Đầu Sư: Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) (15.3 BD)
 - Ngọc Đầu Sư: Ngọc Lịch Nguyệt (Lê Văn Lịch) (15.3 BD) - Thái Chánh Phối Sư: Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ) (12.10 BD)
- Thượng Chánh Phối Sư: Thượng Tương Thanh (Nguyễn Ngọc Tương) (12.10 BD)
- Ngọc Chánh Phối Sư:Ngọc Trang Thanh (Lê Bá Trang) (12.10 BD) –
_Phối Sư: Thượng Hóa Thanh (Lê Văn Hóa) (19.8 BD)
- Giáo Sư: (14 vị)(28.9 BD)
[- Các vị thọ phong Giáo Sư ngày Rằm tháng 10 Bính Dần. . . xem Lich sử đạo Cao Đài tr.166]
 
-----------------------
 Nguồn : Trích quyển LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI-CQPTGLĐĐ-KHAI ĐẠO TRUYỀN ĐẠO-NHÀ XBTG 2015