Nên xem qua
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
- LỄ VÀ KHIÊM Gửi ngày 10/12/2021
- ĐẠO CAO ĐÀI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG ... Gửi ngày 23/03/2019
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO 10 CÁC HỘI THÁNH & TỔ CHỨC TRONG ... Gửi ngày 19/05/2017
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- CAO ĐÀI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN RA THẾ GIỚI Gửi ngày 28/12/2021
- TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD Gửi ngày 29/05/2023
- Các hoat động gần đây của Tổ chức LG Gửi ngày 08/09/2014
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
VỀ VIỆC KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH QUYỀN (23-8-Bính Dần, 1926)
Gửi ngày 29/05/2023
. BUỔI HỌP BÀN KHAI TỊCH ĐẠO
Một tuần sau, vào ngày 23.8 Bính Dần (1926), theo lịnh Ơn Trên, cuộc họp được tổ chức tại nhà ông Nguyễn Văn Tường, 87 trong hẻm, số 237 bis đường Galliéni (nay là Trần Hưng Đạo, quận 1). Buổi chiều hôm 23.8 đó đột nhiên trời đổ mưa rất 87 Ngài Nguyễn Văn Tường (1887-1939) quê tại xã Lương Hòa Lạc, Mỹ Tho; con ông Nguyễn Văn Tịnh và bà Võ Thị Quyên (1867- 1934). Làm Cảnh sát, thông ngôn tại bót Chaigneau (đường Yersin, quận I) Ngài lập gia đình với bà Đặng Thị Kề (1888-1943). Nhập môn Cao Đài, ngày 14.5 Bính Dần, Ngài Nguyễn Văn Tường thọ Thiên phong Lễ Sanh phái Thượng, đến 26.10 Bính Dần, thăng phẩm Giáo Hữu. Ngày tổ chức họp Khai Tịch Đạo 23.8 Bính Dần tại nhà Ngài Nguyễn Văn Tường, cả gia đình 5 người đều có mặt. Từ đó về sau nơi đây đều tổ chức lễ kỷ niệm Khai Tịch Đạo. Ngài Nguyễn Văn Tường thường xuyên hành đạo tại Thánh thất Cầu Kho. Ngài Thượng Tường Thanh quy Tiên lúc 18 giờ ngày 26.9 Kỷ Mão (07.11.1939). Về địa điểm Khai Tịch, đây là một căn nhà gạch lớn, nền cao, xây giữa miếng đất rộng 1474m2, chung quanh có nhiều cây cối mát mẻ. Từ nhà ra đường Galliéni bằng con hẻm đất dài khoảng 60m (đi ngang nhà ông Trần Văn Tạ). Trên bằng khoán nhà ghi địa chỉ là “Lộ Galliéni hẻm 237 bis.” Sau này, khi phóng đường số 9 (sau là Dumortier, nay là Cô Bắc), phía sau nhà trở thành mặt tiền và có số mới 208 đường Cô Bắc. Nay, nhà cũng ở địa chỉ trên nhưng đã thay đổi cấu trúc, khác xưa. Tọa độ GPS nhà Ngài Nguyễn Văn Tường là: N 10o 45’49”; E 106o 41’36”.
[Lịch Sử Đạo Cao Đài 129]
Buổi chiều hôm 23.8 đó đột nhiên trời đổ mưa rấtlớn, nước ngập nhiều, giao thông liên lạc gián đoạn. Trận mưa xảy đến trước thời gian buổi họp tiến hành, phần nào giúp quý ngài tránh bớt đi sự theo dõi quấy rầy của cảnh sát Pháp. Trận mưa có lẽ cũng là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để Ơn Trên loại ra những kẻ hiếu kỳ. Còn lại những vị không quản ngại mưa gió đến dự họp đều có lòng vì Đạo vì Thầy. Sự việc hơn hai trăm vị đến dự họp mà không ngại cho an ninh bản thân (hầu hết các vị đều có vị trí nghiêm chỉnh trong xã hội như: công chức, thương gia, giáo chức, điền chủ...) quả là một minh chứng về sự thành công của nền Đạo buổi đầu. Người kém đức tin không khi nào dám đến, huống chi chính mình ký tên vào tờ Khai Tịch Đạo. Và dĩ nhiên, mọi người đều không quên công quả của Ngài Nguyễn Văn Tường. “Mặc dầu ông là người đương giúp việc nơi sở Cảnh Sát, ông cũng vui lòng hiến cái nhà ông ở giữa châu thành Sài Gòn dùng làm nơi tụ họp đầu tiên của các vị hướng đạo để ký tên vào tờ Khai Tịch.” 88 Buổi họp bắt đầu vào khoảng 8 giờ tối, nhị vị Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt điều động, có sự tham gia sắp xếp của Ngài Cao Quỳnh Cư. Văn bản (dự kiến) Khai Tịch Đạo được đọc lên cho mọi người nghe và góp ý. Cuối cùng, chư vị thống nhất xong nội dung bản Khai Tịch Đạo gởi cho Thống Đốc Nam Kỳ (lúc ấy là ông Le Fol). Sau buổi họp, lúc ấy gần đến nửa đêm, chư vị lập đàn tại chỗ, Thầy giáng dạy: 88 Trích bản tin về Ngài Nguyễn Văn Tường liễu đạo đăng trong Tạp Chí Đại Đồng (Liên Hòa Tổng Hội) số 10, ra ngày 01.01.1940, tr. 27.
[ Lịch Sử Đạo Cao Đài 130]
______________________________________________
_ “Ngọc Hoàng Thượng Đế Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương. Hỉ chư môn đệ. Trung, Lịch, Trang, Thơ, Muồi, Đạt, Vân, Nhung, các con lấy tên cả môn đệ Thầy có mặt tại đây ngày nay (... ) nam và nữ, mà đem vào tờ Khai Đạo.”
Sau khi lấy đủ tên và chữ ký của các vị hiện diện, quý vị lập đàn tái cầu. Đức Chí Tôn giáng, cho lệnh Ngài Cao Quỳnh Diêu (Mỹ Ngọc) đọc từng tên. Mỗi khi cơ gõ xuống bàn, tên ấy sẽ đứng trách nhiệm chánh thức dưới tờ Khai Đạo. Cũng trong đàn cơ này, qua lời bạch của Ngài Thượng Trung Nhựt, Thầy chấp nhận để thêm tên Thái Lão Sư Trần Đạo Quang vào danh sách chư vị đứng tên dưới tờ Khai Tịch Đạo (hôm ấy Thái Lão Sư vì Đạo sự vắng mặt). Danh sách được Thầy điểm đứng tên chính thức tổng cộng gồm 28 vị, đủ mọi ngành, mọi giới trong xã hội. Tiếp đến, Đức Chí Tôn dạy: “Thầy dặn con Trung, nội thứ năm tuần tới phải đến Le Fol mà khai cho kịp nghe.” Thầy ấn định ngày gởi, đó chắc chắn là thời điểm thuận lợi cho Đạo; lại trùng vào lúc ông Pierre Pasquier (1877-1934) nhậm chức Toàn quyền Đông Dương (tạm thay ông Alexander Varenne (1870-1947) từ ngày thứ Hai 04.10.1926). Lúc đó, ông Pasquier đang là Khâm Sứ Trung Kỳ. Đêm ấy, nhân cơ hội có sự hiện diện khá đông đủ môn đệ trung kiên của cơ Phổ Độ, Thầy dạy chư vị cần ý thức thêm về việc quảng bá mối đạo Trời.
Chấp hành lệnh của Đức Chí Tôn, Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt đúng ngày thứ năm 07.10.1926 (01.9 Bính Dần) đã đến dinh Thống Đốc nạp Tờ Khai Tịch Đạo và được Ông Le Fol, Thống Đốc Nam Kỳ bấy giờ “ghi nhận.”89 Như vậy, trên thực tế, ngày Khai Tịch Đạo là 01.9 Bính Dần. Nhưng thường niên, ngày họp Khai Tịch Đạo 23.8 từ xưa đã trở nên ngày kỷ niệm, được Nam Thành Thánh Thất (số 124-126 đường Nguyễn Cư Trinh, Q.1) hằng năm tổ chức lễ để ghi nhớ tinh thần quyết tâm vì Đạo của các bậc Tiền khai.
3. NỘI DUNG TỜ KHAI TỊCH ĐẠO ·Văn kiện chính thức của bổn đạo gởi cho Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol ghi ngày 07.10.1926,
_____________
NGUỒN : Trích : LICH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI- CQPTGL ĐĐ Khai đạo-Truyền đạo-NXB TG-2015