BÀI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠI ĐẠO TKPĐ Phần 2)

Gửi ngày 12/11/2018
BÀI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠI ĐẠO TKPĐ Phần 2)
(TIẾP THEO BÀI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠI ĐẠO TKPĐ))

c- Giữa các tôn giáo:
Tôn giáo có mặt cùng với con người nhằm để dạy cho con người những bài học đạo lý để con người chuẩn hóa bản thân, trở nên sáng suốt chí thiện chí mỹ, đưa tâm linh thăng hoa đến chỗ cao thượng hòa nhịp cùng thiên lý, góp phần xây dựng cho loài người một cuộc sống an lạc hạnh phúc trong đức háo sanh của tạo hóa.Nhưng lịch sử nhân loại cũng đã cho thấy tôn giáo lại trở thành sự mâu thuẫn, xung đột trầm trọng trong xã hội loài người, là một trong những nguyên nhân đưa đến tranh chấp, kỳ thị, do sự khác biệt về mặt tín ngưỡng. Con người đã quên rằng  “Tôn giáo chỉ là con thuyền đưa khách mà Đạo là bến đỗ. Tất cả con thuyền đều xuôi về bến đỗ”[1] hay “ Tôn giáo là chiếc hỏa xa mà người hành Đạo phải biết rằng mình là hành khách”[2].
 
Tôn chỉ “ Tam giáo quy nguyên- Ngũ chi phục nhứt” của tôn giáo Cao Đài chính là tiếng chuông để nhắc nhân loại rằng : các tôn giáo ra đời trong nhiều thời kỳ khác nhau nhưng tựu trung cũng đều phát sinh từ một nguồn cội, cùng hướng về một cứu cánh: “Thượng Đế đã cho các vị Giáo chủ đến trần gian, chơn linh nhập vào thể xác của giống người thế gian, đem nguồn giáo lý chân chính để hướng dẫn người đời biết cách đối xử ăn ở với nhau cho thuận lẽ đạo đức là hạp lòng Trời. Từ đó, mỗi một giai đoạn đều có một tôn giáo phát sinh để hướng dẫn người đời tùy theo trình độ tiến hóa của họ mà dẫn dắt họ lần lần trên đường đạo lý. Tuy nhiên,ánh sáng thái dương không thể soi vào chậu úp. Đại giáo cũng trong định luật đó. Vì vậy có còn những lớp nhân sanh không may mắn thọ được chơn truyền, do đó đã nảy sinh tình trạng không đồng đều về sự tín ngưỡng.”[3]
 
Tôn chỉ “ Tam giáo quy nguyên” chính là một sự mời gọi các tôn giáo ngồi lại với nhau, cùng thể hiện tinh thần cộng tác hòa hiệp để xã hội tôn giáo không còn phải khổ đau chứng kiến những cuộc Thánh chiến triền miên kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác.Bởi vì :“Phân biệt trên hình thức tôn giáo, phân biệt trên giáo điều, không phải là ngăn cản sự bắt tay cộng tác giữa các tôn giáo. Điều thực sự quan yếu là người tôn giáo phải cương quyết chung hòa cùng nhau trên viễn đồ phục vụ tâm linh và hướng đạo quần sanh.”[4]
 
4- Đại ân xá Kỳ Ba
 
Điểm đặc biệt nhất trong ĐĐTKPĐ là Đức Thượng Đế với đức háo sanh vô lượng đã mở ra một thời kỳ Đại Ân Xá cho toàn thể chúng sanh trên quả địa cầu này trong buổi hòang hôn nhân lọai như lời Đức Như Ý Đạo Thòan Chơn Nhơn:
“Kỳ Hạ nguơn mạt kiếp là kỳ đại ân xá.”[5]
 
Hay sự xác nhận của Đức An Hòa Thánh Nữ:
“Tam Kỳ Phổ Độ là thời kỳ đại ân xá.”[6]
 
“Đại” có nghĩa là lớn, “ân” có nghĩa là ban ơn, và “xá” có nghĩa là tha tội, có nghĩa là “sự ban ơn lớn lao” và “sự tha tội lớn lao” nhằm ban ơn và tha tội cho khắp toàn nhân loại nếu loài người biết nghe và làm theo lời dạy của Ngài.
 
Thánh giáo Cao Đài cho biết:“Tam nguơn mới có một lần đại ân xá.”[7]
 
-Như vậy, Đại ân xá chỉ diễn ra một lần duy nhứt vào Hạ ngươn Mạt kiếp. Vì vậy, đây là một cơ hội quý báu mà bất kỳ ai muốn thoát khỏi ngục tù của luân hồi sinh tử đều phải nắm bắt lấy để tu, “nếu không, phải trải qua biết bao ngàn kiếp nữa mới đến kỳ đại ân xá, lập đời Thượng nguơn”[8]  của đại chu trình kế tiếp trong Càn Khôn vũ trụ.
 
Đại ân xá có tác dụng vô cùng to lớn đối với việc tiến hóa của vạn loại trong Càn Khôn vũ trụ. Đối với nhân loại, tác dụng đó mang tính chất quyết định đến sự tồn tại của mỗi cá nhân:
 
“Sanh đặng kiếp làm người mà không tiến hóa được, ắt phải chịu thoái hóa, chịu kiếp trầm luân, thay hình đổi xác: đái giác phi mao; chừng đó, nếu muốn tu để tiến lên lại kiếp làm người là một việc khó khăn. Phải muôn ngàn kiếp mới có một kỳ đại ân xá, là mỗi lần sảy sàng thanh lọc để sắp xếp lại một thế giới thánh thiện cho những chơn linh giác ngộ và đào thải cặn bã vào lớp khôi trần hay vào phi cầm tẩu thú.” [9]
 
Ngày tái tạo dinh hoàn cũng là ngày sàng lọc hết cặn bã trong cuộc tuần hoàn sau Hội Long Hoa. Để được bước lên cuộc đời mới, Đức Quan Âm đã dạy rằng: “Bao nhiêu căn duyên nghiệp quả đều phải trả xong mới hưởng được buổi lập đời Thượng nguơn Thánh đức.”[10] Nhưng nếu phải thi hành đúng luật nhân quả như vậy thì chắc trong nhân loại sẽ không có được bao nhiêu người có khả năng thanh toán sòng phẳng các món nợ do chính mình tạo ra. Đức Chí Tôn đã từng nhận xét rằng: làm lành suốt đời vẫn không đủ, còn làm tội một phút thì tội có dư;
 
-Trong Kỳ Ba Phổ Độ,  các hệ số đại ân xá đã được Đức Thượng Đế Chí Tôn ban hành để tăng công giảm tội cho nhân loại.  Hệ số tăng công và giảm tội này được áp dụng trong suốt cuộc đời tu hành của mỗi môn đồ  của Đức Chí Tôn, và cũng sẽ được sử dụng trong giai đoạn đại đồng phán đoán, tức “ngày phán xét cuối cùng” của Long Hoa Đại Hội, để định công và tội của mỗi chơn linh.
 
          Đức Đông Phương tiết lộ:
“Thời đại ân xá, ai tu cũng có thể được đắc quả. Một việc làm thiện dầu nhỏ nhen đến mấy đi nữa cũng vẫn là việc thiện và được ghi ở hệ số 3. Trái lại, việc ác dầu cho nhỏ đến thế mấy đi chăng nữa cũng vẫn là việc ác.”[11]
 

-Bên cạnh đó, nếu ai biết tu hành thì tội lỗi cũng được chế giảm 7/10 như lời Đức Chí Tôn xác nhận:

 “Con biết tu Thầy thu lại bớt,
Tội đủ mười, Thầy sớt còn ba
Nếu con chẳng hiệp, không hòa,
Tội ba cộng bảy con mà còn chi.”
 
-Luật Đại Ân Xá mở rộng với người giác ngộ, phát tâm tu niệm, nhứt tâm tu thân học đạo, dù công chưa thành vẫn được ân ban:
 “…Đức Thượng Đế mới ban Đại Ân Xá Kỳ Ba, hễ phát tâm tu niệm, dầu đạt đến sở đích của Đạo hay chưa đạt đến mà đã chí thành, chí kỉnh, tu thân học đạo vẫn được ân ban thành Đạo.”[12]
 
-Tuy nhiên, đối với người đã học Đạo, nếu phạm lỗi, Đức Đông Phương Chưởng Quản cảnh báo:“Tội phải chịu nặng gấp ba lần người chưa học đạo.”[13]
 
-Riêng đối với những hàng Thiên ân sứ mạng, ý thức được công cuộc cứu thế Kỳ Ba của Đấng Chí Tôn Thượng Đế, tự nguyện nhận lãnh trách nhiệm tiếp tay với Thượng Đế trong sứ mạng hoằng giáo độ đời sẽ nhận được hệ số tam công rất cao để rút ngắn đoạn đường tiến hóa. Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn đã xác tín:
 
“Hàng Thiên ân sứ mạng nhận lãnh trách nhiệm trước nhơn sanh, ân sủng sẽ khác hơn  những tín đồ bình thường. Con đường tiến hóa được rút ngắn gấp bội do hệ số tam công để thưởng hàng Thiên An tự nguyện.”[14]
 
-Luật Đại Ân Xá còn dành cho người tu hành được lập công bồi đức hồi hướng cho cha mẹ nói riêng, Cửu Huyền Thất Tổ nói chung.
 
          -Vấn đề công phu tu luyện cũng được ân xá, Người tu hành được khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi dễ dãi trong việc học Đạo. Tu theo Tân Luật không đòi hỏi người tu xuất gia, lánh đời, người tín đồ Cao Đài bất luận nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, giữ thập trai trở lên đều được vào tịnh thất tu luyện và được chính Đức Thượng Đế điểm Đạo. Người truyền bửu pháp là theo mệnh lệnh của Thượng Đế và phải bày ra rõ ràng cho nhân sanh chớ không được giấu. Không như ngày xưa, vào thời Nhất Kỳ và Nhị Kỳ, người muốn thực hành đạo giải thoát phải cắt đứt với thế sự, trèo đèo, vượt suối, băng rừng, lên non cao tìm chân sư thọ giáo. Muốn gặp được chân sư họ phải chịu nhiều thử thách. Khi thọ giáo với chân sư, họ cũng phải trãi qua nhiều khó khăn gian khổ. Khổ hạnh là thế nhưng đắc quả dễ có được mấy ai.
 
Tóm lại, trong Kỳ Ba Đại Ân Xá, ai thức tỉnh tu hành sẽ nhận được sự giúp sức từ tha lực, với sự hộ trì thần lực của các Đấng Thiêng Liêng trên nguyên tắc Thiên nhân hiệp nhứt. Ân điển của Đức Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng sẽ chan rưới cho toàn thể vạn linh trong cả Càn Khôn vũ trụ trong suốt thời kỳ đại ân xá.
 
C.VỀ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA.-
 
Một đặc điểm của ĐĐTKPĐ không thể không đề cập khi nói đến ĐĐTKPĐ dưới hình thức một tôn giáo về phương diện văn hoá. Cao Đài thể hiện sự kế thừa chắt lọc và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trên cơ sở bản chất văn hóa đạo đức, một nền đạo đứcphù hợp với lẽ thật của đạo lý trường tồn bất biến, làm tiêu chuẩn cho toàn nhân lọai để đưa nhân loại đi đến chỗ thái hòa, hầu xây dựng một xã hội đại đồng của thời Thượng nguơn Thánh đức.
 
Do vậy, nói đến văn hóa Cao Đài là phải nói đến hai thành tố: văn hóa đạo đức và văn hóa dân tộc.
 
 VHĐĐ trong tôn giáo Cao Đài chính là nền tảng giáo lý đã được Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng truyền dạy từ ngày khai Đạo bao gồm những chân lý về nguồn cội con người, về sự liên hệ giữa Trời và muôn loài vạn vật, trong đó có con người, để con người nhận ra vị trí và vai trò cao quý của mình trong thế Tam tài Thiên- Địa- Nhân để từ đó thực hiện trọng trách làm người theo đúng thiên lý. Ơn Trên dạy; 
 
-Văn hóa đạo đức là gì?  Là dùng văn tự để giáo hóa con người hiểu được nguyên lý tự nhiên, noi theo lý tưởng đạo đức. Thế nên, xã hội có tiến bộ hay không, quốc gia có được cường thịnh hay suy vong[ đều do văn hóa}: văn hóa đạo đức là lò sanh sản của mọi tư tưởng để đúc thành cao quý, mẫn huệ và hùng tráng, trái lại, một quốc gia chậm tiến là bởi gặp  một nền văn hóa bị lũng đoạn, suy đồi.
Vậy văn hoá đạo đức là một chất liệu hằng sống cho con người để dệt thành hoa xinh, gấm đẹp, để xây dựng con người có một lý tưởng thanh cao.”
 
-“Văn hóa đạo đức phải nhắm vào đại chúng làm đối tượng, hầu có thể khai hóa ý thức hệ con người, xác nhận được lẽ phải và chánh nghĩa của nó”[15]
 
(…) Một nền văn hóa bị sa sút, phiêu bạt, vật vờ, là cũng bởi thiếu chất liệu đạo đức cấu tạo nên sự sinh hoạt của xã hội, mới gây ra bao điều phức tạp, vô trật tự. Vì vậy, cần có sự hoán cải về văn hoá. Mà sự hoán cải văn hóa là một cuộc thay cũ, đổi mới cho hợp với trào lưu thế hệ; không phải bẻ gãy nền văn minh tiến bộ, cũng không chống lại hay hủy bỏ những cái tinh túy của văn hóa thời xưa; mà bài trừ những mầm mống văn hóa vong bản, tệ đoan, suy đồi, lãng mạn để rồi kiến thiết và sáng tạo một hệ thống văn hoá đạo đức, từ thượng từng đến hạ từng cơ sở. Trong hai phương diện tinh thần và vật chất luôn luôn có sự tuơng quan, hoà đồng trong tiến bộ kim cổ”[16]
 
-Vaên Hoùa Daân Toäcnoùi leân ñöôïc taát caû nhöõng caùi gì cao quyù toát ñeïp cuûa moät daân toäc töø vaên hoïc, trieát hoïc, ngheä thuaät, phong tuïc taäp quaùn ñeán quoác hoàn quoác tuùy cuûa moät daân toäc aáy.[17]
 
Văn hóa dân tộc chính là gia tài của mỗi dân tộc mà Đức Thượng Đế khi sáng tạo lòai người đã phân chia cho từng dân tộc để mỗi dân tộc làm di sản riêng cho mình với niềm tự hào của quá khứ làm chất liệu nuôi dưỡng hiện tại và tương lai.
Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng bao gồm ngôn ngữ, truyền thống lịch sử, phong tục, lối sống, kiến trúc đền đài lăng tẩm, tín ngưỡng, văn học, nghệ thuật…đã được hình thành và tích lũy qua quá trình lịch sử lâu dài với những họat động thực tiễn mà con người  đã sáng tạo trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và cộng đồng xã hội của mình.
 
Do vậy, văn hóa dân tộc chính là di sản của tiền nhân đã làm nên với bao nhiêu mồ hôi và xương máu trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trân trọng bảo tồn văn hóa dân tộc chính là sự thể hiện lòng biết ơn đối với những người đi trước mà theo giáo lý Cao Đài, đó  là tinh thần Nhân bản.
 
1.Văn hóa dân tộc trong tôn giáo Cao Đài:
         
          a- Đạo phục là quốc phục : Nói đến Cao Đài là người ta liên tưởng đến những người mặc áo dài trắng, nam cũng như nữ. Đây là một đặc điểm mang tính dân tộc của tôn giáo Cao Đài. Người đã nhập môn vào đạo Cao Đài, không phân biệt chức sắc hay tín đồ, khi đến chùa thất, đều mặc bộ đồ dài trắng, đây là điểm khác biệt so với  Phật tử hay KiTô hữu.
 
          2- Kinh sách, Thánh giáo Cao Đài là tiếng quốc ngữ: Bước sang lĩnh vực ngôn ngữ, ngược dòng lịch sử, ĐĐTKPĐ được Đức Thượng Đế khai minh trên mảnh đất VN và dân tộc Việt đã được chọn để ban trao sứ mạng chuyển giao những bức thông điệp thiêng liêng  đến với toàn thể nhân loại, cho nên Ơn Trên đã sử dụng tiếng Việt  để diễn đạt những lời Thánh huấn, xây dựng hệ thống kinh điển Cao Đài.
 
          Nếu trước đây, người VN theo đạo Phật phải học chữ Hán, chữ Phạn, mới có thể học hỏi, nghiên cứu, thông suốt giáo lý của Đức Phật; cũng như tín đồ Khổng giáo phải am tường chữ Hán mới có thể hiểu được kinh sách đạo Nho, và ngay cả Thánh Kinh Thiên Chúa giáo, dù đã được dịch sang tiếng Việt, nhưng cũng không thể lột tả trọn vẹn ý nghĩa.
 
          Đặc biệt, từ khi ĐĐTKPĐ ra đời với tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục Nhất”, kinh sách,  Thánh ngôn, Thánh giáo Cao Đài bằng chữ quốc ngữ không chỉ dạy cho nhân sanh giáo lý đặc trưng của Cao Đài mà còn xiển dương rõ ràng giáo lý của tam giáo trong Nhứt và Nhị Kỳ Phổ Độ. Nhờ đó, giáo lý Đại Đạo đã có thể đến với mọi người một cách rộng rãi.
 
          Mặt khác, chính tôn giáo Cao Đài sẽ làm sứ mạng quảng bá tiếng Việt ra toàn thế giới đồng thời với sứ mạng hoằng hóa mối Đạo Kỳ Ba đến khắp toàn nhân loại, bởi vì trong tương lai, người nước ngoài muốn học và hiểu được chân truyền của Đức Chí Tôn Thượng Đế, phải học tiếng Việt, một ngôn ngữ hết sức là phong phú so với nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới.
         
          c- Khía cạnh văn học: Thánh giáo Cao Đài qua ngôn ngữ Việt, không chỉ là những lời dạy Đạo đơn giản mà còn thể hiện tính văn học ở cả hai phương diện bình dân và bác học dưới hình thức thơ và văn xuôi.
 
          Đây là cả một kho tàng văn chương thi phú mà những tác giả là các Đấng Thiêng Liêng nơi cõi vô hình. Qua huyền cơ diệu bút, Thánh giáo Cao Đài bằng tản văn đã được diễn tả bằng những bút pháp linh động khác nhau theo từng thời kỳ tiến triển của văn học VN, do đó luôn mang tính phổ quát với cách dùng chữ trong sáng, dễ hiểu, thích hợp với mọi trình độ. Riêng đối với thi ca, chiếm một mảng khá lớn trong toàn bộ Thánh giáo từ ngày Đại Đạo chính thức khai minh. Có thể nói đó là sở trường đặc trưng của Cao Đài không chỉ mang tính kế thừa mà còn phát huy truyền thống dân tộc với di sản đồ sộ ca dao, tục ngữ của VN.
 
          Thơ đối với dân tộc Việt là một truyền thống văn hoá tốt đẹp. Từ xưa, khi chưa có nền văn chương bác học, VN đã có một kho tàng văn vần truyền miệng của nền  văn chương bình dân đã nói lên được toàn bộ lịch sử, tư tưởng, phong tục, tập quán, lối sống, đạo lý của người Việt.
 
Đối với loại thơ mang phong cách bình dân, Thánh giáo Cao Đài dùng ngôn ngữ của tầng lớp bình dân, tức loại ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày, mộc mạc, chân thành, với thể thơ lục bát là thể thơ thông dụng của ca dao VN:
 
                   “Xin chư Phật từ bi gia hộ
                   Cho chồng tôi thi đỗ quan cao,
                   Để cầm vận mạng phong trào
                   Đi đâu dân chúng chạy theo rần rần”
Hay:
                   “Tu hành giữ mực thường thôi
                   Đừng bày vẽ lắm rồi bôi lem đầy”
Hoặc:         
                   “Tụng kinh như thể nói vè,
                   Nghĩa sâu không biết lối lề không thông”
Song song với loại thơ mang phong cách bình dân truyền khẩu, Thánh giáo Cao Đài còn sử dụng loại thơ mang phong cách bác học với lối dùng từ chọn lọc, trau chuốt, bóng bẩy để diễn tả cùng lúc nhiều ý tưởng sâu sắc tuy trong cùng một câu ngắn ngủi nhưng súc tích, thể hiện được sắc thái tao nhã, văn hoa vốn là đặc điểm của văn chương VN:
         
                   “Nếu nhớ chia tay nơi đỉnh Thượng,
                   Thì đừng lạc bước chốn song Mâu”
 
          Thật thắm thiết chứa đựng nhiều ý nghĩa với hình thức hai vế đối rất chỉnh diễn tả một hình ảnh rất đẹp:
 
                             “Khăn tu lau ráo ngàn mi ướt,
                             Áo đạo phủ choàng vạn cốt khô”
 
          Ở phong cách trữ tình, thi ca Cao Đài có khả năng gợi cảm rất mạnh, làm rung động lòng người, với bút pháp văn chương  điêu luyện tinh tế, như trong bài “Trường dạ Chức Y” của Đức Vân Hương Thánh Mẫu:
                             “Mây vân cẩu ngừng trôi sầu thế sự,
                             Lửa lò cừ nung nấu kiếp nhân sanh,
                             Dòng tang thương muôn đợt sóng vô tình,
                             Mái ngư phủ đôi tay dò nước đục”
 
          Hay lời của Đức Quan Âm:
                             “Ríu rít đàn chim vượt cánh chiều
                             Ngàn mây ảm đạm bóng đìu hiu,
                             Quan san diệu viễn thương người tục.
                             Có nhớ đường xưa hãy dắt dìu.”
 
          Với phong cách triết lý, thi ca Cao Đài diễn tả ý tưởng trực tiếp:
                             “Tinh thần vạn giáo cõi trời Đông,
                             Từ thuở xa xưa muốn hiệp đồng;
                             Trên những tinh anh về lẽ Đạo
                             Nhưng chưa kết hợp sự duy tâm.”
 
                             “Duy tâm duy vật cũng con người,
                             Hai lẽ song song để dựng đời
                             Duy vật đắp xây nền hữu tướng
                             Duy tâm thánh thiện giúp con người.”
 
          Với phong cách giáo dục, Thánh giáo là những lời dặn dò tha thiết:
                             “Muốn giải thoát con phải trừ nghiệp chấp,
                             Muốn huyền đồng con phải vô ngã vô nhân
                             Muốn phối thiên con phải gột rửa lòng trần
                             Muốn tịch diệt đủ đầy nhân trí dũng.”
 
          Tóm lại, thơ ca Cao Đài là một kho tàng văn hoá dân tộc      phong phú với đủ thể loại từ thơ lục bát của ca dao, đến thất ngôn bát cú Đường luật, rồi song thất lục bát, ngũ ngôn tứ tuyệt; từ những bài phú lối văn, các điệu Động Đình Hồ, Hoàng điểu Quy sào đến các nghệ thuật chiết tự, khoán thủ…. chứa đựng những nội dung đạo lý hết sức sâu sắc trong  tinh thần “ văn dĩ tải Đạo”.
 
          d- Âm nhạc cổ truyền: Bước sang lĩnh vực nghệ thuật, đạo Cao Đài thể hiện sự kế thừa nền âm nhạc cổ truyền qua cách đọc kinh. Ngay bài kinh gốc của Cao Đài mà bất cứ người tín đồ nào cũng thuộc nằm lòng là bài “Niệm hương” được đọc với giọng Nam Ai bày tỏ lòng tha thiết cũng như các bài kinh Ngọc Hoàng Bửu cáo và Tam giáo được đọc với điệu Nam Xuân với những âm điệu tươi vui như ngợi ca mừng đón vốn là những điệu hát có nguồn gốc phát xuất từ nhạc lễ cung đình hát bội của người Việt.
 
          e- Tín ngưỡng thờ Trời: Đạo Cao Đài thờ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế chính là sự phục hưng tín ngưỡng thờ Trời của dân tộc Việt Nam vốn là tín ngưỡng đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp có tự ngàn xưa với niềm tin có một Đấng Tối cao đầy đủ quyền năng ban phước cho người hiền lành lương thiện và sẽ trừng phạt người vô lương hung dữ : “lưới Trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt” hoặc “ông Trời ở xa, nhưng con mắt ông gần” hay “ Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhơn” với lời Thánh giáo khẳng định:
                             “Ngày nay Trời mở Đạo nhà,
                             Cho hồn Nam Việt tinh ba kết thành”[18]
 
          g- Tín ngưỡng thờ Mẫu: Sự hiện diện của Đức Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu trong tôn giáo Cao Đài không chỉ nói lên lý Đạo nhiệm mầu trên căn bản của nguyên lý Âm Dương mà còn nói lên một nét văn hoá dân tộc truyền thống đã hình thành từ hơn 4.500 năm lịch sử với dòng “tín ngưỡng thờ Mẫu” còn tồn tại với sự hiện hữu rất nhiều chùa, đền, miếu thờ các vị nữ thần. Tục thờ Mẫu mang đậm dấu ấn của nền văn hoá nông nghiệp.
 
          Từ xưa dân tộc VN quan niệm  “có Trời thì phải có mẹ Trời, nước phải có Mẹ Nước, non có mẹ Non để rồi hình thành nên Mẫu Cửu Trùng,  Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, tạo nên Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba cõi Thiên phủ, Thủy phủ và Nhạc phủ. Nhạc là núi và ở đây công chúa Liễu Hạnh cũng lại có mặt như là vị Thánh Mẫu của dân tộc để tạo nên “tín ngưỡng Tứ Phủ”, được tôn là Thánh Mẫu vì Ngài rất đỗi gần gũi với người dân bình thường.”[19]
                       
            Như vậy, từ tín ngưỡng thờ Mẫu trong dân gian, giới hạn bởi các vị nữ thần đầy tính thần quyền, mang tính địa phương, đến kỷ nguyên Tam Kỳ PHổ Độ, dòng tín ngưỡng này không chỉ thăng hoa lên vị trí tôn giáo mà còn vượt khỏi chiếc vỏ tôn giáo để bước lên tầm cao Đại Đạo với hình ảnh của một Đấng Thiêng Liêng nữ có danh xưng Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu, là Mẹ linh hồn của vũ trụ vạn vật, ứng hiện qua hai trạng thể khác nhau:
           
Vô Cực Từ Tôn theo lời dạy của Đức Di Lạc Thiên Tôn: “là danh xưng để nói lên Đấng cao cả nhất, đó là linh lực đầu tiên khi còn là Tiên Thiên Khí”. Còn Diêu Trì Kim Mẫu cũng theo Đức Di Lạc  chính là  “hình ảnh của ngôi Am ứng hiện phương Tây thuộc Kim”, vì vậy Ngài còn có danh xưng là Tây Vương Mẫu.
 
            Đức Mẹ dạy:
“Mẹ là Mẹ linh hồn của tất cả vạn linh sanh chúng, không riêng của một thế giới quốc gia nào, không riêng tổ chức này hay tổ chức kia, cũng không riêng tôn giáo này hay tôn giáo khác, mà cũng chẳng phải riêng cho con. Vì thế nên Mẹ không đặt các con vào phạm vi hạn hẹp. Mẹ bảo tồn các con trong khung trời bao la thanh thoát để các con khỏi bị vướng víu phiền não chướng ngại hầu thực hiện lòng nhân để gieo rải tình thương Vô cực cho thế gian này, cho con cái của Mẹ sớm được an lạc tu hành, trở về quê xưa vị cũ.”
 
h- Lễ hội: Từ xưa dân tộc VN đã có truyền thống tổ chức Lễ Tết và Lễ Hội.
Theo Giáo sư Tiến Trần Ngọc Thêm: “các lễ hội VN tập trung vào hai mùa công việc đồng áng rảnh rỗi nhất: mùa xuân và mùa thu; vào những dịp này lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, có nơi với mật độ rất cao. Chẳng thế mà vùng Kinh Bắc có câu: Tháng 7 Hội Khám, tháng 8 Hội Dâu, Tháng 9 đâu đâu nhớ về Hội Dóng”.
 
Toan Ánh trong quyển “ Hội hè đình đám VN” đã viết: “… dân ta mở hội vào hai mùa Xuân –Thu trước hết là vì lý do rỗi rãi, nhưng cũng vì Xuân tiết ấm áp và mùa Thu tiết mát mẻ, mùa xuân bắt đầu cho một năm, mùa thu đánh dấu cho một mùa tốt đẹp trở lại sau những vụ nưốc, vụ gió bão dân quê phải lo lắng với mùa hè (…) Không nói gì đến hội hè đình đám, Xuân Thu nhị kỳ, dân ta còn có tục Xuân tế, Thu tế. Tóm lại, thời gian của hội hè, đình đám trước đây là 3 tháng Xuân và tháng tám.”
 
Tôn giáo Cao Đài hàng năm cử hành lễ Vía Đức Chí Tôn vào tháng giêng, mùa xuân, cũng là ngày lễ vía Trời truyền thống của người Việt, và tổ chức Lễ hội Trung thu rằm tháng 8, gọi là lễ Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu hay lễ Triều Thiên Vô Cực Hội Yến Bàn Đào, cũng là lễ tưởng niệm ngày Đức Mẹ giáng trần mở đầu cơ phổ độ Ký Ba của Đức Cao Đài Thượng Đế vào năm 1926, đã thể hiện  sự kế thừa và phát huy tinh thần lễ hội văn hoá nông nghiệp của người VN nhằm ý nghĩa không chỉ để gợi nhớ về một nét văn hóa cổ truyền của làng quê VN với Xuân Thu nhị kỳ lễ hội, mà còn để nhắc nhở con người về một cội nguồn nguyên sơ vượt ngòai thế giới hữu hình.
 
l-Tinh thần văn hoá gia đình VN: Đức Mẹ chọn ngày rằm tháng Tám tức ngày tết Trung Thu cổ truyền để giáng trần, xây dựng cho tôn giáo Cao Đài một lễ hội mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, phải chăng Ngài còn muốn con cái Ngài quay về với truyền thống dân tộc, để người tín đồ Cao Đài mỗi năm có dịp quây quần cùng nhau thiết lễ cúng Mẹ trong không khí đòan tụ của một gia đình nề nếp VN tự ngàn xưa. Và ngày tết Trung Thu dưới mái nhà của ĐĐTKPĐ không chỉ giới hạn trong sự họp mặt giữa những người tín đồ trong cùng một tôn giáo mà mở rộng cho tất cả con người có cùng chung một cội nguồn Thượng Đế; không chỉ là một lễ hội văn hóa nơi cõi hữu hình mà còn mở rộng là sự họp mặt của cả hai cõi sắc không cùng dự Yến Bàn Đào, tức mang ý nghĩa một đại gia đình vũ trụ.
 
Ngày tết Trung Thu Cao Đài với tinh thần hướng về Đức Mẹ còn tiêu biểu cho một nét văn hoá truyền thống độc đáo của gia đình VN với vai trò cao quý của người mẹ. Từ xưa, với dân tộc VN, người mẹ chính là chủ gia đình, đúng với lẽ tự nhiên của Trời Đất: “Chí tai Khôn nguyên, vạn vật tư sanh”. Không chỉ sinh, mà mẹ còn là người nuôi dưỡng, dạy dỗ . Có mẹ là có gia đình, đó là đạo lý của dân tộc VN.
 
Không chỉ trong phạm vi gia đình, hình tượng người mẹ còn được tiêu biểu cho cội nguồn dân tộc. Lịch sử đã có Mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng để tạo nên nghĩa đồng bào, và chính huyền tích nguồn gốc dân tộc đã tạo nên một quan niệm độc đáo trong gia đình VN, tình nghĩa anh em ruột thịt trong gia đình vươn rộng ra cả dân tộc như một gia đình lớn như câu ca dao:
                             “Anh em tứ hải giao tình
                             Tuy rằng bốn bể nhưng sinh một nhà.”
 
m-Tinh thần trọng phụ nữ: Tôn giáo Cao Đài với một hệ thống chức sắc nữ phái trong nền tổ chức Hội Thánh cho thấy sự bình đẳng nam nữ đã được thể hiện với quan niệm :
                             “Nữ nam âu cũng một chơn linh,
                             Đều thọ sắc ban chốn thượng đình;
                             Xuống thế lập công tu tự độ,
                             Và sau độ dẫn khắp nhân sinh.”[20]
                  
Đây là sự kế thừa và phát huy văn hoá dân tộc với “tinh thần trọng nữ” đã hiện hữu tự ngàn xưa thể hiện qua dòng “tín ngưỡng thờ Mẫu” và “ văn hóa gia đình VN”, là nét văn minh độc đáo của người Việt mà có lẽ đó là một trong những yếu tố để VN được Đức Thượng Đế chọn làm nơi khai mở một nền tôn giáo trong buổi hạ nguơn
 
n-Phong tục thờ cúng tổ tiên và các bậc anh hùng liệt nữ: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tinh thần Nhân bản hướng về cội nguồn, mà trên phương diện nhân sinh, đó là nguồn cội gia đình, dòng họ tổ tiên mà con người ý thức sẽ tạo nên tinh thần hòa hợp giữa các cá nhân cùng chung huyết thống và nối liền các thế hệ với nhau. Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy:
 
“Gốc cội con người là tổ tiên, gia đình, cha mẹ. Khai sinh bởi cha mẹ tổ tiên thì người ta có bổn phận phải nhớ tưởng công ơn và sự nghiệp của chính người sinh ra mình. Đời sống có được ấm cúng thiêng liêng và ý nghĩa cũng nhờ tinh thần hòai tưởng đến bực tổ tiên, đến người trưởng thượng. Vin theo truyền thống tốt đẹp của người xưa để lại hầu tô điểm vào đời sống hiện hữu nơi mình. Ấy gọi là uống nước nhớ nguồn, hay người có tông, chim có tổ ở đọan đường hạn hẹp…”[21]
 
           Trên phương diện xã hội, Nhân bản có ý nghĩa là nguồn gốc dân tộc giống nòi mà con người có bổn phận hòai niệm, ghi nhớ những công lao to lớn của các bậc anh hùng khai quốc đã làm nên lịch sử hào hùng cho cả dân tộc, đã đổ máu xương vun bồi cho tổ quốc giang sơn, để rồi tự ý thức bổn phận bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của tiền nhân để tạo dựng tinh thần hy sinh vì nước non dân tộc, làm tiền đề cho sự hình thành ý niệm vong kỷ, xả thân vì tình thương đối với cộng đồng xã hội.
         
Trải bao ngàn năm lăn lộn với cuộc sống dẫy đầy những đau khổ, những tương tranh, đổi lấy sự sống còn cho dòng giống, đồng thời những bực anh hùng khai quốc đều lưu lại những sự nghiệp vật chất và tinh thần rất hào hùng và vẻ vang cho hậu thế noi theo cùng thừa hưởng. Vậy là những người theo sau đều tự thấy có bổn phận bảo vệ và săn sóc tinh thần truyền thống cao đẹp của cha ông để lại, dù phải bách chiết thiên ma cũng bền lòng giữ vững tinh thần ấy để phát huy cho đoàn hậu thế.”[22]
         
          Đây cũng chính là điểm son trong văn hóa dân tộc VN mà đạo Cao Đài chủ trương phục hồi v pht huy.
 
          Ngòai ra, văn hóa dân tộc trong tôn giáo Cao Đài còn được thể hiện qua cách sinh họat cũa người tín đồ trong những ngày sóc, vọng tại các cơ sở thờ tự như tổ chức cùng nhau nấu ăn, gợi nhớ sinh hoạt đình làng một thời của người dân Việt.
         
2- Văn hóa đạo đức trong tôn giáo Cao Đài
         
          Trong văn hóa Cao Đài, hai yếu tố “đạo đức và “dân tộc”  không tách rời mà tương đồng, đan xen, hòa quyện tương tác một cách trực tiếp hay gián tiếp mà chúng ta có thể nhận ra trong khi nói về văn hóa dân tộc.
 
Mặt khác, với tôn chỉ “Tam giáo quy nguyên-Ngũ chi Phục Nhứt” , tôn giáo Cao Đài có một nền văn hóa đạo đức bắt nguồn từ Tam Giáo Đạo, bởi vì các Đấng Thiêng Liêng đã sử dụng văn hóa đạo đức của Tam Giáo Đạo để xây dựng nên văn hóa Cao Đài.Tuy nhiên, văn hóa đạo đức Cao Đài kế thừa văn hóa đạo đức Tam Giáo Đạo bằng cách dung hòa và tổng hợp các thành tố văn hóa của vạn giáo trong Tam Giáo đạo có sự cách tân cho phù hợp thời đại. Cho nên để nhận diện văn hóa đạo đức trong tôn giáo Cao Đài, hãy trở lại với định nghĩa VHĐĐ của Đức Lý Giáo Tông:
 
-Vaên Hoùa Ñaïo Ñöùccoù nhöõng gì toát ñeïp saâu saéc trong laõnh vöïc Trieát Hoïc, Ñaïo Lyù, Thaàn Linh Hoïc, töø nhaân sinh quan ñeán vuõ truï quan, söï lieân heä giöõa Trôøi vaø con ngöôøi, söï lieân heä giöõa Trôøi vaø vaïn vaät, söï lieân heä giöõa con ngöôøi vaø con ngöôøi, söï lieân heä giöõa con ngöôøi vaø vaïn vaät.[23]
 
Định nghĩa này chỉ ra bốn mối liên hệ cơ bản: giữa Thượng Đế với con người; giữa Thượng Đế và vạn vật; giữa con người và con người; giữa con người và vạn vật.
 
a.Các mối liên hệ cơ bản của văn hóa đạo đức trong cơ cấu Tam Đài:
Trong tôn giáo Cao Đài, nền tổ chức guồng máy Đại Đạo với hệ thống Tam Đài chứa đựng đầy đủ bốn mối liên hệ này:
 
                   +Bát Quái Đài là  guồng máy vận hành tòan thể vũ trụ, thúc đẩy cơ tiến hóa của vạn vật, trong đó có mối liên hệ giữa Thượng Đế và con người và vạn vật.
+Hiệp Thiên Đài là cơ quan để Thượng Đế qua cơ bút tiếp xúc với người.
                   +Cửu Trùng Đài: là cơ quan đặc trưng cho mối liên hệ giữa con người và con người, cũng chứa đựng mối liên hệ giữa con người và vạn vật.
 
b-Văn hóa Tam giáo Đạo trong nghi thức thờ phượng trên Thiên bàn:
 Những vật được bài trí trên Thiên bàn không chỉ mang tính chất của lễ phẩm, mà quan trọng hơn, còn là biểu tượng chứa đựng nội dung giáo lý chơn truyền của Tam Giáo Đạo. Những biểu tượng này được tổ chức thành từng hệ thống như sau:
                   +Đèn Thái Cực và 2 cây đèn Lưỡng Nghi tạo thành hệ thống biểu tượng cho nguyên lý Thái Cực- Âm Dương, một nguyên lý cơ bản trong Dịch học, tức của Khổng giáo.
                   +Các lễ phẩm hoa quả, trà nước và rượu được tạo thành hệ thống biểu tượng cho Tam Bửu trong con người. Hoa quả tượng trưng cho Nguơn Tinh, rượu tượng trưng cho Nguơn Khí, trà nước ượng trưng cho Nguơn Thần. Đó là căn bản của đạo Tiên.
                   +Năm cây hương được thắp trên Thiên bàn tạo thành hệ thống biểu tượng cho 5 cấp tu tiến của Phật Đạo: giới hương, định hương, huệ hương, tri kiến hương và giải thóat hương.
 
          Cả ba hệ thống này đựơc kết hợp lại tạo thành nguyên lý của đạo giải thóat trong Tam Kỳ phổ Độ : triết lý của Khổng giáo giúp con người tu thân sửa mình, hành đạo pháp của Tiên gia và chính đạo pháp sẽ giúp con người vượt qua những nấc thang tiến hóa của Phật Đạo.
 
          Ngòai các biểu tượng chứa đựng nội dung giáo lý Tam Giáo Đạo, Biểu tượng Thiên Nhãn trên Thiên bàn là biểu tượng cho Đại Đạo trong mọi thời kỳ cứu độ, hiện hữu trong mọi tôn giáo trong Tam Giáo Đạo như Phật Đạo: Chánh Pháp Nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm”, trong Tiên Đạo thông qua việc dụng Thần trong đạo pháp và trong Thánh Đạo thông qua  đức tin về Thượng Đế. Biểu tượng này lại đặc trưng cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với ý nghĩa: Thượng Đế đến trong đại ân xá Kỳ Ba để hòan nguyên chơn thần cho con người đắc Đạo.      
 
          c-Văn hóa Tam Giáo Đạo trong nghi tiết quan hôn tang tế
          Về hình thức, các nghi tiết về quan hôn tang tế trong Tam Kỳ Phổ Độ đều mang sắc thái của Khổng giáo ( Thánh Đạo), nhưng các bí tích được thực hiện lại kế thừa từ Thiên Chúa giáo: phép giải oan, tắm Thánh, phép hôn phối…
          Về nội dung, ý nghĩa tác dụng thì các nghi  thức đều có tác động trực tiếp đến tâm linh của con người là được kế thừa từ Tiên Đạo và Phật Đạo.
 
          d-Văn hóa Tam Giáo Đạo qua kiến trúc Đền Thánh Tây Ninh: nếu đạo Cao Đài là tôn giáo tổng hợp được bản sắc của mọi tôn giáo trên thế giới  thì Đền Thánh Tây Ninh tổng  hợp được những đường nét kiến trúc đặc trưng của mọi tôn giáo trên thế giới vì bản thiết kế ngôi đền là do Đức Lý Giáo Tông giáng cơ vẽ ra.
 
                   +Đền Thánh xây mặt về hướng chính Tây và nằm dọc theo trục Đông- Tây là đặc điểm trong văn hóa Bà La Môn giáo ( Phật Đạo)
                   +Kiến trúc Tam Đài, từ ngòai vào lần lượt là Hiệp Thiên Đài, Cửu trùng Đài , Bát Quái Đài.
 
  • Hiệp Thiên Đài là  ở mặt tiền của Đền Thánh với 2 tháp cao mang nét kiến
trúc tổng hợp giữa nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã và chùa Phật giáo. Trên nóc Hiệp Thiên Đài có tượng Đức Di Lạc ngự tòa sen và đài sen  được đặt trên lưng một con cọp là thông điệp kết hợp giữa hai ngôn ngữ của văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa, có ý nghĩa thời kỳ này là của con người, Nhân Hòang về mặt hữu hình,  ( Nhân sanh ư Dần); về mặt vô hình là thời Hòang Cực mà Đức Di Lạc Thiên Tôn là chủ nhân sẽ đến để phân phàm lọc Thánh, chủ trì Long Hoa Đại Hội.
 
  • Trên Cửu Trùng Đài, còn có một đài cao là Nghinh Phong Đài mà nóc là
 một vòm tròn theo kiến trúc Hồi giáo, một biểu tượng văn hóa đạo đức của thế giới Á Rập. Nơi Đền Thánh, vòm tròn tượng trưng cho phần Bắc bán cầu của quả địa cầu mà chúng ta đang sống; bên trên quả địa cầu có hình một con Long mã đang chạy về hướng Tây và quay đầu ngươc lại nhìn về hướng Đông. Trong văn hoá Trung Hoa, Long Mã là biểu tượng của sự hợp nhất không- thời gian, vừa là linh vật báo hiệu sự xuất hiện của Nho Đạo thời Phục Hy.Long mã quay đầu hướng Đông là biểu trưng cho định luật “ Thiên Địa tuần hòan, chu nhi phục thỉ” có nghĩa khi kết thúc chu kỳ vũ trụ, tát cả tôn giáo thuộc Thánh Đạo sẽ quy về phương Đông.
 
  • Bát Quái Đài: là kiến trúc hình bát giác đều tượng trưng cho Bát Quái Tiên
Thiên theo Dịch Lý (Thánh Đạo), là nơi thờ Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng. Trên nóc Bát Quái Đài là tượng ba vị Phật của Bà La Môn giáo: Brahma, Ngôi Sáng tạo, cưỡi con thiên nga, hướng mặt về phía tây; Shiva Phật , Ngôi Hủy Diệt, đứng trên con rắn 7 đầu và hướng mặt về phía Bắc; Christna Phật ( Vishnou), Ngôi Bảo Tồn cỡi con giao long và hướng mặt về phía Nam.
          Đây là Thượng Đế Ba Ngôi hay Tam Vị Thế Tôn trong văn hoá Ấn Độ.
 
          e- Văn hóa Tam Giáo Đạo qua giáo lý Cao Đài:
 
                   +Tư tưởng giáo lý TGĐ qua Vũ trụ quan Cao Đài: Phạm trù “Đạo” của Lão giáo ( Tiên Đạo), đồng nhất với Thượng Đế của các tôn giáo có quan niệm về Đấng Tối Cao, từ Bà La Môn giáo (Phật Đạo) đến Khổng giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo ( Thánh Đạo), cũng là ông Trời của người VN. Phạm trù này cũng đồng nhất với bản thể phổ quát của vũ trụ, vạn vật mà triết học Hy Lạp cổ đại đã từng nỗ lực đặc tả trong suốt mấy trăm năm hưng thịnh trứơc Tây lịch.
 


[1]Đức Chí Tôn-
[2]Đức Giáo Tông- NTTT-1-1 Kỹ Dậu
[3]Đức Lê Đại Tiên- CQPTGL- 29-7 Mậu Thân
[4]Đức Lê Đại Tiên- NTTT-14-2 Kỹ Dậu
[5]Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn; Huờn Cung Đàn, Tuất thời, 09-02 Tân Sửu (25-03-1961)
[6]Đức An Hòa Thánh Nữ; Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-05 Đinh Mùi (21-06-1967)
[7]Đức Đông Phương Chưởng Quản; Thiên Lý Đàn, Tuất thời, 15-05 nhuần Tân Hợi (07-07-1971)
[8]Đức Đông Phương Chưởng Quản; Thiên Lý Đàn, Tuất thời, 23-06 Canh Tuất (25-07-1970)
[9]Đức Bảo Hòa Thánh Nữ; Vĩnh Nguyên Tự , Tý thời, 16 rạng 17-06 Đinh Tỵ (31-07-1977)
[10]Thánh giáo sưu tập, 1968-1969,tr.110
[11]Đức Đông Phương Chưởng Quản; Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 30-12 Tân Hợi (14-02-1972)
[12]Đức Đông Phương Chưởng Quản; 25-05 Tân Hợi
[13]Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn, Vĩnh Nguyên Tự, 21.6 Đinh Tỵ (1977)
[14]Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn; 09-04 Mậu Thìn
[15]Đức Quảng Thiện Chơn Tiên –Giác Thế Hồi Minh Q.1
[16]Đức Quảng Thiện Chơn Tiên –Giác Thế Hồi Minh Q.1
[17]Cô Quan Phoå Thoâng Giaùo Lyù, Tuaát thôøi Raèm thaùng Gieâng Taân Hôïi (10.2.1971)
[18]Đức Đoàn Thị Điểm – kinh Tam Thừa Chơn Giáo Q.1
[19]Vũ Ngọc Khánh- Văn Hoá Gia đình VN tr. 139
[20]Đức Vân Hương Thánh Mẫu
[21] Trúc Lâm Thiền Điện,  17 thaùng 7 Taân Hôïi (6-9-1971)
[22]Trúc Lâm Thiền Điện, Tuất thời 17 tháng 7 Tân Hợi (6-9-1971)
[23]Đức Lý Giáo Tông-  Cô Quan Phoå Thoâng Giaùo Lyù, Tuaát thôøi Raèm thaùng Gieâng Taân Hôïi (10.2.1971)