CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

Gửi ngày 27/05/2017
CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP  CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI
CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP
CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

Ảnh trên: Các Hội Thánh và Tổ chức Cao Đài tổ chức cứu trợ thiên tai
 
Hồng Phúc
(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo)
 
Nhằm cứu độ nhân loại thoát khỏi cơ sàng sảy của  ngươn Tận diệt, Đức Thượng Đế đã lâm phàm khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, rúc lên hồi chuông thức tỉnh con người tìm nẻo tu hành, và một nền đạo mới mang tên Cao Đài đã được khai sinh trên đất nước Việt Nam trong bối cảnh rực sáng của nền văn minh vật chất nhân loại. Sự ra đời của tôn giáo Cao Đài có ý nghĩa quan trọng của một thực thể đạo cứu thế, có khả năng quyết định lẽ tồn vong của số phận nhân loại trong buổi cuối cùng của chu kỳ vũ trụ, nhưng không phải là một phép lạ mang tính thần quyền đương nhiên cứu vớt con người ra khỏi cơn kiếp nạn của buổi Hạ ngươn. Bởi vì con người là một chủ thể tự do và độc lập phải tự cứu mình bằng con đường giác ngộ bản thân, phục hồi chơn tánh, tìm nẻo qui nguyên theo đúng cơ vận hành của Trời Đất. Nói như vậy, không có nghĩa là tôn giáo Cao Đài dạy con người phải rời bỏ cuộc sống trần gian vật chất để tìm nơi tu luyện
Ngược lại, Đức Thượng Đế mở đạo Cao Đài, dạy con người phương tu vừa xuất thế, vừa nhập thế trên tinh thần dung hoà vạn giáo qua tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên- Ngũ chi phục Nhứt”, không chỉ nhằm hướng con người đến sự giải thoát tâm linh mà còn song song hướng đến xây dựng một nền văn minh đạo đức phù hợp với mọi cá tính nhân loại để kiến tạo một xã hội đại đồng, trong đó vẫn bảo tồn những bản sắc riêng của từng dân tộc nhưng không còn tồn tại những sự kỳ thị, mâu thuẫn, phân chia do bởi những dị biệt, điều đó có nghĩa, mỗi người đều được sống với bản sắc văn hóa dân tộc mình, vừa được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác, đồng thời phát huy điểm Đạo tự hữu mà Trời đã phú bẩm cho mỗi cá nhân để hoà nhịp vào giòng tiến hoá của vũ trụ, bước ra khỏi vòng luân hồi sanh tử buộc ràng bởi luật nhân  quả triền miên.
Trong ý nghĩa đó, người tín hữu Cao Đài không độc thiện kỳ thân trên đường quay về bến giác, mà phải hoà mình vào dòng chảy của kiếp nhân sinh, vì theo giáo lý Cao Đài, con người là một bộ phận không thể tách rời khỏi guồng máy vận hành vũ trụ, do bởi con người là Tiểu Thiên Địa có vị thế cao trọng là làm chủ muôn loài, thay Trời cai quản cõi hữu giới và chỉ hoàn thành sứ mạng khi quay về nơi đã ra đi từ khởi thỉ. Như vậy, con người nói chung, những người tín đồ Cao Đài nói riêng muốn bảo tồn cuộc sống thế gian, phải hội nhập với đời, hội nhập với người và hội nhập cả với Trời. Tuy hai chữ “ hội nhập” mang tính thời đại này không xuất hiện trong Thánh ngôn, Thánh Giáo Cao Đài, nhưng  dấu ấn “ Hội nhập” đã bàng bạc xuyên suốt toàn bộ giáo lý Cao Đài như một con đường mà người tín đồ Cao Đài phải theo để đạt đến cứu cánh cùa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là “Thế Đạo Đại đồng và Thiên Đạo Giải thoát” .
I.THẾ NÀO LÀ “HỘI NHẬP” ?
 Theo các nhà nghiên cứu, ở Việt Nam, thuật ngữ ‘hội nhập kinh tế quốc tế” bắt đầu được sử dụng từ khoảng giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thể chế kinh tế quốc tế khác. “Hội nhập quốc tế” không chỉ là sự hợp tác thông thường giữa các quốc gia, mà đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia. Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.), đặc biệt trong đó, sự hội nhập về văn hóa-xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, thực sự gắn kết các nước với nhau bằng chất keo bền vững hơn cả, vì đó là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các nước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc. 
Do đó, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới ngày nay,không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự biệt lập với thế giới bên ngoài; ngược lại, sự tùy thuộc lẫn nhau (Interdependance) ngày càng có chiều hướng gia tăng và tác động trực tiếp đến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới.
Đức Thượng Đế khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay tôn giáo Cao Đài từ năm Bính Dần 1926, cách đây 87 năm, tức là vào thời điểm mà khái niệm “Hội nhập” chưa hình thành trên thế giới. Xuyên suốt từ đó đến nay, Thánh giáo Cao Đài cũng không dùng từ ngữ “hội nhập”, nhưng xét về cách hiểu của hai từ này, khái niệm “Hội nhập” đã bàng bạc xuyên suốt toàn bộ giáo lý Cao Đài trong ý nghĩa: Hội là gặp gỡ; Nhập là vào. Trước hết, Hội nhập là cùng bước vào để gặp gỡ nhau, để thông cảm nhau, để nhận ra mối dây liên hệ có cùng bản thể là tình thương  khởi phát từ đức háo sanh  của Tạo Hoá, để quên đi những dị biệt, xua tan hận thù, kỳ thị, cùng chung tay tạo dựng thế Nhân hoà theo phương thức Thiêng Liêng đã chỉ dạy “ứng hoá theo lòng chúng sanh”, trên nền tảng “Nhân bản- An lạc –Tiến bộ”. Nhưng để hội nhập được với người thì mỗi cá nhân phải hội nhập được với chính mình, hay nói một cách chính xác là hội nhập với “Chơn ngã” là phần thiêng liêng của Tạo Hoá ban cho mỗi người để không còn tồn tại sự chấp ngã riêng tư, đồng thời tạo nên tiền đề cho sự trở về hiệp Nhứt cùng Trời.
II. CAO ĐÀI LÀ MỘT TÔN GIÁO HỘI NHẬP
            Như đã nói, mặc dù danh từ “Hội nhập” không được dùng trong Thánh ngôn, Thánh giáo Cao Đài nhưng ý nghĩa “Hội nhập”bàng bạc xuyên suốt trong toàn bộ giáo lý Cao Đài với những đối  tượng khác nhau.
1.Hội nhập với các tôn giáo
Trước tiên, tinh thần hội nhập tôn giáo của đạo Cao Đài đã được thể hiện qua lời Thánh giáo:”Đạo Cao Đài không phải thiết lập thêm một tôn giáo, mà là cố gắng sao các tôn giáo hiệp làm một, chẳng những tạo cho tổ chức nơi mình một địa vị mà làm cho tất cả các tổ chức thành một địa vị cao quý ở cõi đời này và nơi thiên quốc, niết bàn”[1].
Trong ý nghĩa đó, Đức Thượng Đế đã đặt để cho tôn giáo Cao Đài tôn chỉ “Tam giáo quy nguyên, Ngũ Chi phục nhất”. Quy nguyên là trở về với cái gốc ban đầu, là Đại Đạo. Phục nhất là trở về với cái Một, cũng chính là Đại Đạo. “Tam giáo qui nguyên” chính là mở ra cánh cửa ñeå tôn giáo Cao Đài bước vào sự hội nhập các nền tôn giáo hiện hữu trên cái Lý đồng nhất của Đại Đạo là điểm xuất phát của vạn giáo, để làm sống lại chơn truyền của các vị Giáo tổ khai sáng, đưa tôn giáo trở về vai trò khởi thỉ là chiếc thuyền đưa khách vượt khỏi sông mê sang bờ giác, để xã hội tôn giáo không còn những trạng huống đau lòng phân chia, kỳ thị kết mầm khổ đau mà sẽ thay bằng ánh sáng cảm thông của lòng từ bi, trí tuệ chiếu rọi tâm linh con người, cùng dẫn dắt con người tìm đến sự giải thoát tâm linh.
Như vậy, sự hội nhập với các tôn giáo của đạo Cao Đài chính là sự bắt tay cộng tác với các tôn giáo trên đường độ dẫn nhân sinh tìm về bến giác, thể hiện qualời dạy của Đức Lê Đại Tiên “Phaân bieät treân hình thöùc toân giaùo, phaân bieät treân giaùo ñieàu, khoâng phaûi laø ngaên caûn söï baét tay coäng taùc giöõa caùc toân giaùo. Ñieàu thöïc söï quan yeáu laø ngöôøi toân giaùo phaûi cöông quyeát chung hoøa cuøng nhau treân vieãn ñoà phuïc vuï taâm linh vaø höôùng ñaïo quaàn sanh.”[2]
2. Hội nhập với cộng đồng nhân loại:
Đại cuộc cứu độ củaĐức Cao Đài trong Tam Kỳ Phổ Độ không chỉ nhắm đến việc giải thoát tâm linh con người theo như truyền thống tôn giáo, mà còn tập trung vào  cứu cánh thứ nhất là “Thế Đạo Đại đồng” nhằm hướng dẫn con người chung tay thiết lập một xã hội đại đồng laø “moät xaõ hoäi khoâng kyø thò phaân chia, phuø hôïp xu höôùng vaên minh tieán boä, laø moät caûnh giôùi an laïc hoøa bình, haïnh phuùc traàn gian vaø sieâu xuaát theá gian.”[3].
Xã hội đại đồng không có nghĩa xoá bỏ biên cương giữa các quốc gia, thống nhất thế giới này thành một khối duy nhất mà có ý nghĩa của một sự hiệp nhứt tinh thần nhân loại trong sự thấu hiểu về  nhân bản  là cội nguồn con người, là Thiên tính, Thượng Đế tính. Hiểu rộng rãi là tình thương, đạo đức, lương tâm con người, trong đó chứa đựng sự công bằng, sự hiểu biết về lẽ phải ở đời. Con người sống đúng nhân bản sẽ tìm thấy hạnh phúc trong sự an lạc tâm hồn, đồng thời sẽ tạo cho con người một sự tiến bộ về tâm linh, để con người sáng suốt biết phân biệt điều thiện-ác, biết chọn lựa những những điều tốt đẹp phù hợp chân- thiện- mỹ, đủ tư duy hiểu biết dừng lại những gì mình có tức biết đủ, biết nhàn, biết sống vì mọi người, biết làm những điều ích chúng lợi dân, biết sống theo thiên lý, biết bảo vệ môi trường, biết tôn trọng thiên nhiên, tức đạt đến sự tiến bộ trong cả hai mặt đời sống vật chất và tinh thần như lời dạy của Đức Cao Triều Pht: Đạo Cao Đài chủ trương hiệp nhứt tinh thần nhân loại, cùng tắm  chung ánh nắng của Trời, cùng thở chung hơi thở của  Hóa Công, cùng sống chung  sức sống vô tận của  Tạo Đoan Thượng Đế, thì chúng  ta không có  một lý do  nào tách rời  những sự kiện  ấy bằng lối sống riêng tư, mặc dù riêng tư về tinh thần vị kỷ.”[4]
Như vậy, để hội nhập được với xã hội nhân loại, tôn giáo Cao Đài không thể tách rời cuộc sống nhân sinh luôn luôn tiến về phía trước, nhất là trong hoàn cảnh thế giới nhân loại đang ở thế mất quân bình giữa vật chất và tinh thần, giữa một bên là sự tiến bộ vượt bực của khoa học và một bên là sự suy thoái lạc hậu trầm trọng của đạo đức làm người, gây nên vô vàn tai hoạ, đưa con người đến chỗ bế tắc không tìm ra lối thoát. Mục tiêu “Thế đạo Đại đồng” chính là đỉnh cao của sự hội nhập toàn nhân loại mà tôn giáo Cao Đài phải vươn tới với tư cách một chủ thể cứu thế, dùng vốn liếng giáo lý của Thiêng Liêng và sự rèn luyện thân tâm của những con người giác ngộ tự nguyện nhận lãnh sứ mạng cứu độ thay Trời để đầu tư vào sự cải tạo thế giới, chuyển hoá tâm linh con người trở về với bản chất nguyên sơ của Trời ban phát.
Muốn được như thế, tôn giáo Cao Đài không thể chỉ bày ra những qui điều giới luật của tôn giáo như là khuôn vàng thước ngọc tạo thành cực lạc niết bàn cho nhân loại hay ru ngủ nhân loại bằng những điều huyễn hoặc mang tính thần bí, mà tôn giáo Cao Đài phải hội nhập với thời đại bằng trí năng của người thời đại, ngôn ngữ của người thời đại như lời dạy của Đức Giáo Tông Giaù trò trí naêng phaûi luoân tieán kòp vôùi thôøi ñaïi thì môùi daãn daét vaø leøo laùi thôøi ñaïi ñöôïc”[5].Có nghĩa sự hội nhập của tôn giáo Cao Đài phải thích ứng với xu thế toàn cầu hoá ngày nay, mở rộng đến tầm vóc nhân loại.
Chính vì vậy, Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy rằng  “chư hiền cần làm sáng tỏ, sưu tập kinh điển và văn hóa dân tộc cũng như văn hóa đông tây để khế hợp giữa cơ đạo và văn minh nhân loại”[6]. Đây là con đường mở ra cho tôn giáo Cao Đài hướng về cộng đồng nhân loại bằng phương tiện “văn hóa dân tộc, văn hóa đạo đức” để chỉ cho họ thấy rằng trên tình dân tộc, trên nghĩa nước non còn có một đấng Cao Đài Thượng Đế với một tình thương vô cùng và đức háo sanh vô tận để mỗi dân tộc tự mình sẽ đổi tình dân tộc ra tình nhân loại và nghĩa nước non thành nghĩa đại đồng.
 Đây là điểm thuận lợi cho sự hội nhập thời đại của tôn giáo Cao Đài, vì văn hoá là lĩnh vực mà Việt Nam có những giá trị tinh thần đã được cộng đồng thế giới nhìn nhận là di sản thế giới (Thờ cúng Quốc Tổ Hùng Vương), đồng thời tôn giáo Cao Đài đã hội tụ kết tinh đầy đủ bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc có chiều dài mấy ngàn năm cùng với tinh hoa của các nền tôn giáo. Có thể nói Đức Thượng Đế đã chuẩn bị chu đáo cho một sự hội nhập thời đại của tôn giáo Cao Đài. Cái còn lại là người tín đồ Cao Đài phải biết vận dụng cơ hội để đến với mọi người không giới hạn trong hay ngoài lãnh thổ.
Tuy nhiên, Hội nhập thời đại bằng trí năng, chỉ mới là điều kiện cần để  tiếp cận với thời đại, Thánh giáo Cao Đài dạy còn phải thêm điều kiện đủ là tạo thế Nhân hoà, tức là   sự hòa hiệp, hoà ái, cảm thông giữa người với người; là sự hòa hợp, thuận hòa, hòa bình  trong cuộc sống xã hội con người như lời nhắc nhở của Đức Vân Hương Thánh Mẫu:
“Hòa là hòa ái, hòa hiệp, hòa đồng, với ai cũng hòa được hết. Hòa là cực điểm của tình thương, không hơn, không kém, không lệch lạc, không người, không ta, không màu da sắc tóc,không tôn phái, chỉ là một cứu cánh chung tối thượng để đem lại sự sinh tồn hạnh phúc an vui cho mọi người sống ở thế gian, không còn cách phân chủng tộc”[7]
Từ “cực điểm tình thương”nơi mỗi cá nhân, con người sẽ mở rộng tấm lòng ra để đối đãi với nhau, cảm thông nhau, tương trợ nhau, để không còn phân biệt, chia cách  giữa người với người trong xã hội nhân sinh, phù hợp với  nguyên lý căn bản của cái Hòa trong vạn hữu  như lời Đức Vô Cực Từ Tôn :“Hòa là một tiềm lực sinh động tạo nên mọi sự mọi việc”[8].Cho nên thế Nhân hòa đã được Thiêng Liêng đề xuất như là một giải pháp tối ưu để đạt đến cứu cánh hình thành một xã hội đại đồng:
“Có tạo lập  được thế nhân hòa thì xã  hội đại đồng mới có cơ  hội thành hình. Có lập thế nhân hòa thì sứ mạng cứu rỗi  toàn thể vạn linh sanh chúng mới trọn vẹn. Có lập thế nhân hòa thì ngọn đuốc chơn  lý Đại Đạo mới soi rọi cho tận cùng trái đất. Nếu  bảo ánh sáng chơn  lý bất diệt thì  đường hướng nhân hòa  phải là điều luôn luôn cần  khêu tỏ. Nhơn hòa đặt thành  vấn đề rõ ràng như vậy,  dĩ nhiên nó phải là động năng cải tạo một hiện trạng xấu xa và xây dựng một thế giới hoàn bị hơn. Có vậy giá trị của vấn đề mới đáng được đề cập và phát huy.”[9]
Không chỉ dừng lại ở đó, thế Nhân hòa còn là mô hình kiểu mẫu mà con người có thể vận dụng như  là  phương thức giải quyết mọi vấn đề của con người trong cuộc sống hôm hay, hầu tạo nên một sự hội nhập bền vững trong cộng đồng loài người.
3. Hội nhập với Trời:
            Đức Thượng Đế mở đạo Cao Đài còn nhắm đến mục tiêu “Thiên Đạo giải thoát” nhằm giúp cho đời sống tâm linh con người vượt  khỏi sự ràng buộc của vòng luân hồi sanh tử, có nghĩa là trở về hội nhập cùng Trời sau khi hoàn thành sứ mạng làm người nơi miền hữu giới. Không những thế, đường hướng giải thoát tâm linh bằng Thiên Đạo Đại thừa còn tạo điều kiện để con người có thể hội nhập với Trời trong thế Thiên nhân hiệp nhứt ngay khi còn tại thế.
Muốn được như vậy, con người  phải ý thức được sứ mạng vi nhân của mình trong  thế Tam tài đồng đẳng, đứng giữa Trời và Đất, để học theo đạo Trời (Kiền), không ngừng trau giồi hoàn thiện bản thân để trở nên tự cường linh hoạt chí thiện chí mỹ, và đồng thời học theo đạo Đất (Khôn) để khép mình trong đạo lý, hướng về tha nhân, tự  nguyện giúp đời xây dựng một cuộc sống tốt đẹp nơi cõi Nhị nguyên. Trời Đất cộng tác nhau thì phong điều gió thuận, mưa nắng điều hòa, cỏ cây tươi tốt, thời tiết mùa nào theo mùa ấy để tạo nên cảnh thái hòa, âu ca lạc nghiệp cho thế giới hữu hình  với sự tượng trưng của quẻ Thái. Trời Đất nghịch lẫn quay lưng với nhau sẽ gây nên cảnh thiên tai, bế tắc cho con người với hình tượng quẻ Bĩ. Trong đó, con người là một tác nhân  góp phần cùng với Trời Đất để tạo nên thời Bĩ hay Thái. Đây chính là tinh thần Thiên nhân hiệp nhứt hay chính là sự hội nhập cùng Trời Đất.
Việc khai sáng các tôn giáo cũng nằm trong ý niệm này, các vị Giáo tổ trong lớp áo con người cũng phải trải qua quá trình rèn luyện tâm linh để thông công cùng Thượng Đế, đón nhận sự mạc khải từ Thượng Đế mở đạo nơi chốn thế gian để hướng dẫn con người tìm về chân lý. Đó cũng chính là nguyên  lý Thiên nhân hiệp nhất trong vũ trụ.
Đặc biệt, đến Tam Kỳ Phổ Độ, nguyên lý này  rõ nét hơn, cho thấy vai trò con người còn quan trọng hơn nữa qua việc khai mở ĐĐTKPĐ, Thượng Đế ban trao sứ mạng cho con người đồng hành cùng các Đấng Thiêng Liêng trong đại cuộc tận độ Kỳ Ba, nghĩa là để làm tròn sứ mạng của mình, con người nói chung, người tín đồ Cao Đài nói riêng phải  hội nhập được với Trời bằng việc thi hành chủ trương, đường lối của Trời đã vạch ra.
Tóm lại, con đường hội nhập của tôn giáo Cao Đài chính là con đường thương yêu và hòa hiệp, trước hết là trong nội bộ của từng tôn giáo, kế tiếp là giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, và sau cùng là ở phạm vi toàn nhân loại như lời giải thích của Đức Quan Âm Bồ Tát về ý nghĩa của tôn chỉ Đại Đạo, “Tam Giáo quy nguyên, Ngũ Chi hiệp nhất”:
“Để đi đến mục đích lớn rộng ấy là quy nguyên hiệp nhứt, trước hết phải bắt đầu quy nguyên hiệp nhứt từ phạm vi nhỏ hẹp giữa cá nhân và cá nhân, giữa tập thể và tập thể, giữa giáo hội và giáo hội, giữa hội thánh và hội thánh, giữa quốc gia và quốc gia. Chớ nếu giữa cá nhân và cá nhân chưa cùng sự hòa hiệp thương yêu, giữa tập thể và tập thể chưa được hòa hiệp thương yêu, thì làm sao mong đạt đến sự quy nguyên hiệp nhứt trong đại đồng tôn giáo, đại đồng nhân loại.”[10]                  
III.CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP CỦA NGƯỜI TÍN HỮU CAO ĐÀI
Khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với mục đích độ rỗi toàn nhân loại trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh, Đức Thượng Đế đã ban cho nhân loại một nền tôn giáo mang tính hội nhập để có thể hòa quyện cùng nhân thế trong bối cảnh của nền văn minh vật chất rực sáng hầu vực dậy đời sống tâm linh tinh thần của nhân loại đang trong tình trạng lu mờ nghiêng ngã. Để cho con người có thể cùng Trời làm nên công cuộc tận độ có một không hai trong lịch sử nhân loại, Đức Cao Đài xây dựng pháp môn Tam Công: Công trình, Công quả, Công phu để cho các môn đồ của Ngài sử dụng trên bước đường hội nhập với Chơn Ngã, hội nhập với tha nhân, cộng đồng xã hội và hội nhập ngay cả với Trời.
 1. Pháp môn Công trình giúp người tín đồ Hội nhập với chơn ngã
Người tín đồ Cao Đài khi nhập môn vào đạo là đã chọn lựa con đường tu hành, lấy giới quy làm khuôn mẫu, sửa tánh tu tâm, học hỏi giáo lý để mở mang tâm thức, lúc hướng ngoại thì công quả giúp đời, khi quay về nội tâm thì luyện kỷ tu đơn, thực hành sống Đạo, tập đức hy sinh để làm tròn vai trò của người Thiên ân, là người đã thọ nhận sứ mạng thay Trời hoằng giáo.                 
Ngoài cộng tác đắp bồi đại chúng
Trong rèn tâm nhật dụng thường hành
Tâm này tự thỉ hư linh
Căn trần không nhiễm, vô minh khó tầm”[11]
Nói  một cách khác, người tu hành là người đang lần dò từng bước để tìm về sự hội nhập với chính mình, hay chính xác, hội nhập với Chơn ngã mà theo thuật ngữ Cao Đài là sự phản bổn hoàn nguyên.
Đểbắt đầu một đời sống Đạo của người tu hành, Thánh giáo dạy người tu phải  thường xuyên quay về nội tâm để kiểm điểm bản thân, khắc phục những điều sai lầm, bổsung những điều thiếu sót, phát huy những đức tính tốt đẹp đểtiến đến hoàn thiện hóa bản thân. Đây chính là sựphản tỉnh nội cầu để trực nhận Chơn Ngã.
Đó là pháp môn Công trình,  là sự rèn luyện bản thân, là một chuỗi cố gắng để tự hoàn thiện hóa cá nhân con người. Nói rõ hơn, công trình là phần luyện kỷ của người tu để sửa đổi bản thân, dứt bỏ những thói hư tật xấu tích trữ từ vô lượng kiếp đã làm nên màn vô minh che khuất chơn ngã trong mỗi con người.
Thánh giáo đã khẳng định:“Cái chinh phục chiến thắng vĩ đại nhứt là cái chinh phục chiến thắng bản thể con người.(…). Tự chủ được bản thể  là tự chủ được thiên hạ. Chinh phục được con người hiện hữu là chinh phục được vũ trụ hằng tồn. Đừnglo cái không đáng lo, đừng nghĩ cái không đáng nghĩ. Hãy bước thẳng và lặng nhìn vào cái thiên tâm bản thể”[12]
            Chiến thắng được bản thân là chính là chiến thắng phàm ngã tối tăm của lục dục, điều khiển được thất tình của tục tử, tức là làm bừng sáng điểm Đạo tự hữu, để Chủ nhân ông Chơn Ngã lên ngôi.
2.      Pháp môn Công quả giúp người tín đồ Cao Đài  hội nhập với người, với cộng đồng xã hội.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chủ trương phương tu nhập thế, người tu không cách biệt với xã hội nhân sinh để chỉ lo cho riêng mình, mặc cho cuộc đời đau khổ, mà phải đem Đạo vào đời để hoán cải cuộc đời bằng những giá trị đạo đức chân chánh. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:
“Người vào đạo tu thân không có nghĩa là trốn lánh việc đời, mà phải hòa mình trong việc đời để trước hoàn thiện hóa bản thân mình, rồi hoàn thiện hóa những người khác (…) đừng bao giờ có ý nghĩ này: vào đạo để độc thiện kỳ thân, đóng cửa tự luyện phép mầu để chấp cánh bay bổng cung Tiên, hoặc vào hang sâu rừng thẳm tịnh luyện nội ngoại công phu để làm tướng Trời dẹp loạn. Nếu trong khi đó, quốc gia mất chủ quyền, non nước suy vi, cửa nhà tan nát, xóm làng tan hoang, dân tộc nô lệ, thì sự tu ấy không có nghĩa gì hết.”[13]
 
Người tín đồ Cao Đài  phải trang bị cho mình một tấm lòng bác ái, bao dung rộng mở, không chỉ thương người đồng loại mà còn thương cả chúng sanh muôn loài, bởi vì ý thức rằng tất cả tuy trình độ tiến hóa khác nhau nhưng cùng chung một cội nguồn Thái Cực. Từ tình thương đó sẽ không còn những chia cách phân biệt giống nòi, màu da, sắc tóc hay so đo kỳ thị giai cấp, chủng tộc sang hèn. Bởi vì tất cả con người đều có một giá trị tinh thần ngang nhau, đều có khả năng tiến hóa đến mức cao như nhau. Hơn thế nữa, để thể hiện đức Nhân, Người tín đồ Cao Đài còn phải thương kẻ ghét mình để mà giúp đỡ, cảm hóa, hoàn thiện họ, làm tròn lời dặn dò của Đức Lê Đại Tiên:
                        "Khăn tu lau ráo ngàn mi ướt,
                        Ao đạo phủ choàng vạn cốt khô"
Để hội nhập với người, với xã hội, giáo lý Cao Đài đã chỉ  ra con đường công quả.
Công quả là giúp đời, giúp đạo, cống hiến sở năng sở hữu của mình cho lợiích của tha nhân, đó cũng chính là sự thể hiện lòng bác ái đối với mọi người, mọi vật qua tư tưởng, lời nói và hành động dưới nhiều hình thức nhằm mục đích xoa dịu, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
            Công quả sẽ giúp người tu tạo nên công đức để khấu trừ nghiệp quả tiền khiên, rủ sạch nợ trần làm thông thoáng con đường trở lại bến khởi nguyên, nhưng cũng chính là phương cách hữu hiệu nhất để người tín đồ Cao Đài tiếp cận với tha nhân, gần gũi với cộng đồng, để bước vào  sự hội nhập với người, tạo điều kiện để làm tròn sứ mạng vi nhân, đồng thời thực hiện sứ mạng phổ truyền chánh pháp, góp phần vào công cuộc tận độ của Đức Cao Đài trong thời mạt pháp.
3.Pháp môn Công Phu là con đường để người tín đồ hội nhập với Trời hay còn gọi là phản bổn hoàn nguyên
Công phu là phương tiện tu luyện để tâm linh tiến hóa. Bản chất công phu là sự thanh tịnh và bí quyết của công phu là yên lặng. Đức Chí Tôn dạy: “Con ôi! Sự yên lặng để thần giao cách cảm, để các con tìm thấy con trong Thầy và Thầy hằng ngự nơi đức háo sanh trong vạn vật. Yên lặng tức là quán triệt những gì mà trần gian không nói được, không sờ mó được, không nghe thấy được.”
 
Con người là Tiểu linh quang do Đức Thượng Đế chiết ra từ khối Đại Linh Quang. Do đó, con người có cùng bản thể với Trời, nên có thể giao cảm thông công với nhau theo luật cảm ứng. Tuy nhiên, do bởi con người bị nhiễm lục dục thất tình, trải qua nhiều kiếp luân hồi đeo mang nghiệp quả, tạo thành  bức màn vô minh  che phủ chơn tâm nên con người càng lúc càng xa rời Thượng Đế. Con đường tu hành với pháp môn Tam công sẽ giúp con người cởi lần những lớp vô minh, và con đường Công phu cũng chính là con đường đưa hành giả hội nhập cùng Trời mà theo giáo lý Cao Đài gọi là phối Thiên hay huyền đồng cùng vũ trụ. Đức Đông Phương Chưởng Quản xác nhận:
“Hình ảnh các Đấng Thiêng Liêng vẫn có, âm thanh các Đấng Thiêng Liêng vẫn có. Khi người tu muốn nhận được những âm thanh hình ảnh đó, không phải dùng những dụng cụ thông thường như máy thu thanh, máy thu hình mà tiếp nhận được. Muốn tiếp nhận được cần các điều kiện khác (…). Khi tâm linh được mẫn tuệ huệ khai thì người và Trời hòa đồng như một, vẫn nghe được tiếng nói không lời, vẫn thấy được hình ảnh không sắc tướng.”[14]
Công phu là phương cách giúp cho con người giải thoát linh hồn khỏi biển trầm luân, để quay về hiệp nhứt cùng khối Đại Linh Quang sau khi rời khỏi nhục thể phàm phu, và lúc còn tại thế, taâm con ngöôøi thanh tònh sẽ tìm thaáy choã giao hoøa tức hội nhậpcuøng Trôøi Ñaát như là một diệu dụngcủacoâng phu. Nhưng với điều kiện con người phải giữ tâm chuyên nhứt, không vọng cầu, trọn vẹn niềm tin vào con đường chân lý mình đã chọn cho dù bao nghịch cảnh trái ngang, hay bị khảo đảo muộn phiền.
Tóm lại, pháp môn Tam Công là phương tiện dẫn dắt người tín đồ Cao Đài tìm đến sự hội nhập với Chơn Ngã của mình, đồng thời hội nhập với thế giới nhân sanh và hội nhập cùng Trời, nhưng với điều kiện 3 công: Công trình, Công quả, Công phu phải tồn tại khắng khít trong thế chân vạc để hỗ trợ nhau trên nền tảng Trung Đạo bất biến trong ý nghĩa:  
-Công quả tượng trưng cho Khôn Đạo (Đất) tải chở muôn vật , là phần hữu chất.
            -Công phu tượng trưng cho Kiền Đạo (Trời) là phần tinh thần, nuôi dưỡng điểm Linh quang tròn sáng mà thông cùng Thiên Địa muôn loài.
            -Công trình tượng trưng cho sinh lực phấn đấu của con người, vươn lên ngôi chủ nhơn Hoàng Cực, làm cho Âm Dương điều hòa tức qui Trung, phục Nhứt.
KẾT LUẬN.-
      Con đường hội nhập của người tín hữu Cao Đài đã được Đức Thượng Đế mở ra với đầy đủ phương tiện để con người sử dụng một cách tự do và chủ động. Chỉ với pháp môn Tam Công: Công trình, Công quả, Công phu, mỗi người môn đồ của Đức Cao Đài nếu thực hành rốt ráo với lòng chí thành, tâm chuyên nhứt và sự minh triết thì sứ mạng phổ độ Kỳ Ba sẽ hoàn thành vì:
                  -Người và người tức nhân loại tìm thấy sự cảm thông mà nối vòng tay lớn trong tình Đại đồng do nhờ công quả của mỗi người phát xuất từ lòng bác ái vị tha, từ tinh thần hy sinh vong ngã, mọi phân hóa, chia rẻ, hận thù sẽ không còn nữa.
                  -Càn khôn thế giới luân lưu bảo tồn cơ sanh hóa nhờ mỗi người  đã chiến thắng được phàm tâm cho Chơn Ngã hiển lộ, tức là con người đã thuận theo Thiên lý, nhờ vào công trình Luyện kỷ.
                  -Trời và Người có được sự cảm thông tức Hữu-Vô tương ứng.Tâm linh và Nhân sinh hòa hợp thăng hoa đến chỗ chánh đẳng cho Thiên Nhân hiệp nhứt.
                  Xin nguyện cầu được như thế.
 
 
 


[1]Đạo Học Chỉ Nam, chương 2, tiết 4, mục
[2]Ñöùc Leâ Ñaïi Tieân- NTTT-14-2 Kyõ Daäu
[3] Ñöùc Cao Trieàu Phaùt
[4] Thánh thất Lộc Ninh, Ngọ thời, 14 tháng 5 Tân Hợi (9-6-71)
[5] Cô Quan Phoå Thoâng Giaùo Lyù, Tuaát thôøi 14 thaùng 2 AÁt Maõo (26.3.1975)
[6] 19/2/Bính Dần)
[7]Đức Vân Hương Thánh Mẫu- TGST 1968-1969, tr.18
[8]Huỳnh Quang Sắc 07-8 Tân Hợi 1971
[9] Đức Lê Đại Tiên-CQPTGLĐĐ 15-2 Canh Tuất
[10] Đức Quan Âm Bồ Tát; Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc, Dậu thời, 06-08 Tân Hợi (24-09-1971).
[11] Đức Đông Phương Chưởng Quản, CQPTGL, 15-6 Canh Thân
[12] ĐHCN Chương 4
[13] ĐứcQuan Thánh Đế Quân- NTTT , 15-2 Kỹ Dậu
[14]Đức Đông Phương Chưởng Quản, Cơ Quan PTGL, 15-02 Quý Sửu (18-3-1973).