Nên xem qua
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
- VỀ VIỆC KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH QUYỀN (23-8-Bính Dần, 1926) Gửi ngày 29/05/2023
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO 10 CÁC HỘI THÁNH & TỔ CHỨC TRONG ... Gửi ngày 19/05/2017
- Chớ để bản năng nổi dậy (Bài viết/Tham luận-Nghiên cứu) Gửi ngày 11/08/2014
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD Gửi ngày 29/05/2023
- ĐẠO CAO ĐÀI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG ... Gửi ngày 23/03/2019
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
- CAO ĐÀI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN RA THẾ GIỚI Gửi ngày 28/12/2021
- Các hoat động gần đây của Tổ chức LG Gửi ngày 08/09/2014
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ
Gửi ngày 23/02/2017
Trong Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng ĐạoTổ có giáng điển cho bài thi như sau :
Thiên cơ ví lọt mắt phàm nhân,
Độ thế cần chi nhọc Lão Quân;
Một Đạo vô vi bày vạn pháp,
Nguồn đầu ai giũ được thiên chân. (CQPTGL,15.02. K. Mùi; 12.3.1979)
Thật vậy, thiên cơ vô cùng bí nhiệm, người đời tìm hiểu thiên cơ phải nhờ sự soi sáng của thần tiên mới trực nhận được phần nào. Mà thiên cơ là máy trời vận hành vũ trụ, trong đó có con người, đương nhiên con người có nhiều mối tương quan cùng vũ trụ trong sự sống và sự tiến hóa.
Thế nên, ngày nay, khi nói đến con người, người ta đã cảm thấy nói đến một đối tượng, một đề tài hết sức phức tạp. Nào là sinh học, y học, tâm lý học, xã hội học, nhân văn học,thần học, phân tâm học, triết học....Bao nhiêu khoa học, nhiều ngành nghiên cứu về con người mà vẫn tồn tại biết bao điều kỳ bí về con người chưa khám phá hết được.
Còn vũ trụ thì bao la không bờ bến, các ngành thiên văn, vũ trụ học ngày nay đã tiến bộ vượt bậc nhưng nhân loại chỉ mới mô tả được thái dương hệ, khảo sát các ngân hà và đặt chân lên vệ tinh mặt trăng của địa cầu như một cái vẫy đuôi của một con cá trong biển cả mà thôi.
Nhưng điều kỳ lạ là cái sinh vật nhỏ bé này từ ngàn xưa đến ngàn sau không bao giờ ngớt cảm nhận có một sự gần gũi mật thiết giữa bản thân với vũ trụ, không ngớt tìm hiểu mối tương quan với vũ trụ, không ngớt đối chiếu con người với vũ trụ để tìm ra một nguyên lý chung, những qui luật chung của sự sinh thành, hiện hữu và tiến hóa của vũ trụ và con người.
Thế nên, cách đây trên 2.500 năm Đức Lão Tử đã nói "Trời lớn, đất lớn, người cũng lớn" (ĐĐK. Ch.25)
Và Trang Tử viết :" Thiên địa dữ ngã tịnh sanh, vạn vật dữ ngã vi nhất". Nghĩa là : Trời đất với ta cùng sanh, vạn vật cùng ta làm một.
Tại sao thời thượng cổ chưa có dụng cụ đo đạt từ vĩ mô đến vi mô mà các Ngài đã phát biểu những câu so sánh đầy tự hào cho con người một cách quả quyết như vậy ?
Thế là từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, các nhà hiền triết, cá nhà đạo học, các khoa học gia đua nhau tìm hiểu ẩn ý của các Ngài và sáng tác ra vô số kinh điển, sách vở về mối tương quan giữa con người vàvũ trụ.
Nhưng gần gũi với chúng ta nhất là nhận thức của một nhà vật lý học, giáo sư vật lý nổi tiếng tại các viện nghiên cứu lừng lẫy ở Mỹ và Anh. Gs Fritjof Capra (sinh 1939), tác giả quyển "The Tao of physics" (Đạo của vật lý) xuất bản năm 1982. Ông viết :
" Một buổi chiều hè nọ, ngồi trên bãi biển, nhìn những đợt sóng đến và cảm thấy nhịp điệu của hơi thở mình, bỗng nhiên tôi ý thức toàn bộ vùng quanh tôi đang tham gia vào trong một vũ điệu vĩ đại của vũ trụ [...] Tôi "thấy " năng lượng tràn như thác đổ từ không gian xuống, trong đó bao nhiêu được hình thành, bao nhiêu hạt bị hủy diệt, trong một sức mạnh nhịp nhàng; tôi "thấy" nguyên tử của các nguyên tố và của cả thân tôi tham gia vào trong vũ điệu năng lượng này của vũ trụ..." (Fritjof Capra, Đạo của vật lý, Nguyễn Tường Bách dịch, tr.9)
I. VŨ TRỤ :
Những phát biểu trên đây của những nhà minh triết xa xưa và cận đại khiến chúng ta thấy rằng sự tìm hiểu các nguyên lý của vũ trụ và con người, sự khám phá mối tương quan giữa con người và vũ trụ là chìa khóa mở đường tiến hóa cho nhân loại và mở rộng tầm kích của mỗi nhân sanh.
A.- Vũ trụ được bao hàm trong Bản thể :
Đây là nguyên lý tuyệt đối, tối thượng của vũ trụ. Không xác tín Bản thể không thể giải đáp mọi căn đề của vũ trụ vạn vật.
Bản thể này Đạo Lão gọi là Đạo, là Tiên Thiên, là Hư Vô, Vô Vi - Phật gọi là Chơn Như - Nho gọi là Thiên - Dịch gọi là Vô Cực.
Cao Đài gọi Bản thể đó là Hư Vô Chi Khí. Kinh Đại Thừa Chơn Giáo viết : " Đạo là gì ? Đạo là Hư Vô Chi Khí, Đạo rất mầu nhiệm sâu kín cao siêu. Trước khi có Trời Đất đã có Đạo. Vậy Đạo đã tạo nên Càn Khôn Võ Trụ, hóa sanh vạn vật muôn loài. Muôn loài vạn vật phải thọ bẩm Khí Hư Vô mà sanh hóa mãi mãi"(ĐTCG, 1950,tr.66)
Vậy vũ trụ không phải là không gian trống rỗng mà tràn ngập một siêu thể vô hình tự hữu, hằng hữu có trước trời đất nên gọi là Khí Hư vô tiên thiên. Tuy không hình (Vô) mà lại có (Khí). Nhưng nếu Khí ấy chỉ như nước biển cả để cho muôn loài thủy vật bơi lội sinh sống trong đó thì chưa đủ gọi là Bản thể.
Bản thể vừa là nguồn gốc của thể chất, vừa là siêu năng lượng, vừa là cơ nguyên hóa sanh, vừa là động năng tiến hóa. Nên vì vậy Bản thể còn được gọi là Đạo.
Trước nhứt, để hình dung cái "hữu" trong cái "vô" của Bản thể, và cái vô trong cái hữu của vật chất, chúng ta hãy tham khảo ý kiến nhà vật lý nguyên tử học.
Chúng ta đều biết đơn vị nhỏ nhất của vật chất là nguyên tử. Và ta lại lầm tưởng rằng nguyên tử là cái hữu tuyệt đối; không ngờ ngày nay khoa học khám phá rằng trong cái hữu cực nhỏ đó lại chứa cái vô rất bao la so với những hạt hạ nguyên tử đang vận động trong đó.
Giáo sư Frotjof Capra viết :" Nguyên tử không hề là những hạt cứng chắc như người ta tưởng mà nó lại là một không gian rộng rãi, trong đó những hạt cực nhỏ gọi là électron chạy vòng xung quanh hạt nhân, chúng được nối với hạt nhân bằng điện lực. Nếu chúng ta cho nguyên tử lớn bằng giáo đường lớn nhất thế giới, giáo đường Peter tại Roma thì hạt nhân của nó vừa bằng hạt cát. Một hạt cát nằm giữa giáo đường và đâu đó xa xa trong giáo đường là đám bụi nhỏ đang tung vãi - như thế, ta hình dung ra hạt nhân và électron của một nguyên tử" ( Fritjof Capra, sách đã dẫn, tr.82-83)
Quan trọng hơn nữa, Ông lại viết : "Khi nghiên cứu sâu về vật chất, ta sẽ biết thiên nhiên không cho thấy những "hạt cơ bản" riêng lẻ, mà nó xuất hiện như tấm lưới phức tạp chứa toàn những mối liên hệ của những phần tử trong một toàn thể."
B.- Vũ trụ vận động biến dịch không ngừng để sinh hóa và tiến hóa :
+ Đức Khổng Tử đứng bên giòng sông từng thốt lên :
" Chảy trôi như thế suốt đêm ngày !"
+ Cũng với dòng sông, triết gia Hy Lạp Héraclite (trước công nguyên) lại nói :
" Không ai vào được cùng một dòng sông hai lần...mọi sự phân tán rồi lại hội hiệp"
Đó là hiện tượng thiên nhiên biến đổi không ngừng mà kiếp sống và cuộc đời của con người cũng không lúc nào cố định.
Ôn Như Hầu than rằng :
"Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu, vẽ người tang thương "
Nguyễn Công Trứ cũng cảm nhận tính phù du của thế gian :
"Ôi nhân sinh là thế đấy,
Như bóng đèn, như mây nổi ,như gió thổi, như chiêm bao"
Nhưng các hiền triết Thánh nhân nêu lên sự biến dịch của đất trời hay lẽ vô thường của vạn hữu không phải để bi quan thối chí mà để chỉ dẫn cho thế nhân cái đạo lý bất biến trong vũ trụ và thường hằng trong con người. Như nhận định trong Thánh ngôn sau đây :
" Đời diễn biến do nhân với ngã,
Đạo trường lưu chan cả thế gian;
Khắp trong cõi tạm dinh hoàn,
Nhơn nhơn vật vật ngập tràn ơn Xuân.
* * *
Biết thì hưởng vô ngần Tạo hóa,
Không phải đành nghiệp quả trả vay" ( Giáo Tông Đại Đạo, 27.12 Mậu Ngũ,1979)
Thế nên thực chất của vận động biến dịch không ngừng trong vũ trụ tuy có sinh có diệt, có ẩn có hiện nhưng là cái động của Đạo để tạo hóa vạn hữu và thúc đẩy vạn hữu tiến hóa.
"Lý vô thể, Đạo lại vô hình
Hình thể là do Đạo phát sinh;
Nắm mối tương quan tìm Đạo lý,
Mới hay có nẻo đến hư linh " (Đức Trần Hưng Đạo,MLTH,02.02 Giáp dần - 1974)
Để hiểu rõ hơn thực chất của cuộc vận động của vũ trụ, ta hãy nghe các nhà vật lý mô tả sự vận động của thế giới hạ nguyên tử mà họgọi là điệu múa của vũ trụ :
"Việc nghiên cứu thế giới hạ nguyên tử trong thế kỷ 20 đã phát hiện tính chất động nội tại của vật chất. Nó cho thấy, thành phần của nguyên tử, các hạt, đều là cơ cấu động [...], mối liên hệ động mà trong đó các hạt cứ tạo thành và phân hủy vô tận qua những cấu trúc năng lượng. Các hạt tương tác sinh ra những cấu trúc ổn định, chính các cấu trúc đó xây dựng nên thế giới vật chất, rồi thế giới vật chất cũng không nằm yên, nó vận động tuần hòan. Toàn bộ vũ trụ cứ thế mãi mãi lao vào trong hoạt động và vận hành vô tận, trong điệu múa vĩ mô của năng lượng." (F.C, sđd, tr.266)
Phát hiện trên của vật lý học hiện đại khiến ta phải nhớ lại nhận định tương tự của Đức Lão Tử :
Đạo sanh ra vật,
Thấp thoáng mập mờ,
Thấp thoáng mập mờ,
Trong đó có hình.
Mập mờ thấp thoáng
Trong đó có vật.
Sâu xa tăm tối,
Trong đó có tinh.
Tinh đó rất thực,
Trong đó có tín".
( ĐĐK, Ch.21)
Cái tính chất mập mờ thấp thoáng đó chính là sự vận động tương tác của năng lượng vũ trụ, trong đó biến đổi khôn lường tạo thành hình, thành vật, thành tinh ba.
Đó chính là :
"Ở trong chứa đựng máy hành tàng,
Một cõi thiên đàng, một thế gian,
Vạn hữu hữu vô tình bất đoạn,
Thiên không không sắc lý tương quan.
Âm dương động tác sinh sinh trưởng,
Cơ ngẫu vận hành tạo tạo đoan.
Co duỗi màn trời, ai rõ biết,
Để cùng vũ trụ định nhân gian".
(Đạo Học Chỉ Nam, Tiết II - Vũ trụ và Con người)
Chúng ta đã bàn về cuộc vận động sinh hóa trong vũ trụ, nhưng công năng vận hành tiến hóa của Bản thể vũ trụ mới là cứu cánh.
Nếu trong vũ trụ chỉ có sanh hóa mà không có tiến hóa thì sự hiện hữu của vũ trụ vạn vật không có ý nghĩa, và có tiến hóa không ngừng vì vũ trụ vận hành theo qui luật tuần hoàn, chu nhi phục thỉ.
Thế nên đạo học đã lý giải rằng vũ trụ vạn vật nhất thể, sinh hóa từ nhứt nguyên, tiến hóa đến qui nguyên. Tóm tắt trong câu " Nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn"
Qui nguyên là đỉnh cao tuyệt đối của con đường tiến hóa vì "Nguyên" đó là Bản thể vĩnh cửu toàn thiện, toàn tri, toàn năng, biến hóa vô cùng, vi diệu khôn lường.
Các hiền triết Thánh nhân nhận ra rằng cuộc vận hành của cũ trụ diễn tiến theo chu kỳ gồm hai giai đoạn phóng phát và qui hoàn được đánh dấu bằng một chuyển biến quan trọng làm đổi chiều gọi là phản phục. Phản là ngược lại, phục là quay về.
Nên Đạo Đức Kinh, chương 20 viết : "Phản giả đạo chi động" Đạo động thì có phản.
Và Chương 16 viết :
"Vạn vật tịnh tác,
Ngô dĩ quan phục,
Phù vật vân vân
Các phục qui kỳ căn
Thị vị phục mạng
Phục mạng viết thường"
Nghĩa :
" Vạn vật cũng đều sinh ra
Ta lại thấy nó trở về gốc,
Ôi ! mọi vật trùng trùng,
Đều trở về cội rễ của nó.
Trở về cội rễ, gọi là "Tịnh"
Ấy gọi là "phục mạng"
Phục mạng gọi là "Thường"
(Theo "Nguyễn Duy Cần")
Thánh giáo Cao Đài cũng dạy cho nhân sanh luật phản phục đó của Tạo Hóa để ứng dụng đường tu giải thoát :
"Kìa máy Tạo phát thâu luân động,
Cực âm rồi mầm sống hiển dương;
Phục sinh là Đạo hằng thường
Hằng thường trong cõi vô thường là đây" (Đức Vô Cực Từ Tôn, CQ,1.12 Bính Thìn)
II. CON NGƯỜI :
A.Con người là chứng nhân của quá trình tiến hóa của vũ trụ :
Nhà bác học Teillard de Chardin đã chứng minh rằng sự sống đánh dấu bước tiến vĩ đại của vũ trụ.
Vũ trụ đòi hỏi trái đất phải trải qua hai ngàn triệu năm mới có sứ sống sơ khai xuất hiện và hai ngàn triệu năm nữa để có các sinh vật đơn bào, rồi năm trăm triệu năm sau mới phát sinh các sinh vật đại tế bào tức là thực vật và động vật.
T. Chardin cho rằng trong lịch trình tiến hóa của sinh vật có một tiềm năng gọi là năng lượng trí năng phát triển song song với năng lượng cơ học của sự sống.
Cho đến khi năng lượng trí năng bắt đầu hiển lộ là lúc đánh dấu điểm Nhơn hóa (point d" homonisation), tức thời điểm tính người nảy sinh trong sinh vật người nguyên thủy. (T. De Chardin- La place de l" homme dans la nature, p. 84.)
Và ta cũng biết rằng các nhà nhân chủng học đã tính ra phải mất khoảng một triệu bốn trăm năm để con người sơ khai đứng thẳng trên hai chân (homoérectus) trở thành người tinh khôn (homosapiens) cách đây 100.000 năm. Như thế có thể nói rằng sự hiện diện của con người ngày nay là một chứng nhân quá trình tiến hóa hết sức kỳ diệu và vinh quang của vũ trụ.
B.-Con người là một Tiểu vũ trụ :
Đặc biệt hơn nữa, con người không phải chỉ là sinh vật có trí khôn hơn muôn loài mà nhân thân còn được hình thành mô phỏng cơ cấu của trời đất, nên được xem như một Tiểu vũ trụ.
Đạo Lão cho rằng con người là Tiểu thiên địa. Tiên học tự điển, nơi chữ Nhân, Thiên có viết :
"Nhân thân là một tiểu thiên địa....Trời đất lấy 12 tháng làm một năm, nhân thân lấy 12 kinh làm một vòng. Trời đất có lục khí, nhân thân có lục phủ. Trời đất có ngũ hành, nhân thân có ngũ tạng. Trời đất có nhật nguyệt, nhân thân có hai mắt..."
Theo Huỳnh Đình nội cảnh, Tử hà chú trang 26 thì Trời có Tam thanh, thì người cũng có Tam đơn điền ứng với Tam Thanh :
+ Nê hoàn hay Thượng đơn điền là Ngọc thanh cung.
+ Giáng cung hay Trung đơn điền là Thượng thanh cung.
+ Đơn điền khí hải hay Hạ đơn điền là Thái thanh cung.
Nên Đức Di Lạc Thiên Tôn có bài thi :
Tình Tạo Hóa ban đều muôn vật,
Trời với Người bẩm chất giống in;
Trời thì có Nhật Nguyệt Tinh,
Người thì lại có đủ Tinh Khí Thần.
Trời đất có ngũ hành năm sắc,
Người tâm can phế đặt thận tỳ;
Huyền vi một máy huyền vi,
Luân luân chuyển chuyển chẳng khi nào ngừng" (Trúc Lâm Thiền Điện, 20.8. Ất Tỵ,15.9.1965)
Hay Đức Quan Thế Âm xác định thêm :
Máy Tạo ấy sẵn dành nhân loại,
Một hình hài gồm thảy cơ quan;
Trời đại thiên địa tuần hoàn,
Người tiểu thiên địa chuyển luân cơ mầu"
(Huờn cung đàn, 8.4. Ất Tỵ,7.5.1965)
Và Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy rõ phương pháp ứng dụng bộ máy nhân thân tiểu vũ trụ của người tu như sau :
"Này chư đệ !Chính chư đệ là vũ trụ thứ hai, trước mắt chư đệ thấy những gì, bộ óc suy tư những gì bên ngoài thì bên trong chư đệ đều có cả.
Người tu hành cốt yếu ở chỗ làm thế nào điều động được cơ cấu bản thể tự hữu hòa hợp với khí vận của đất trời để hưởng thú tiêu dao tự toại riêng mình và giúp đời điểm tô vũ trụ cũng như trời đất đã phúc tải vạn vật trong cơ vận hành thời tiết sanh trưởng thâu tàng của vạn vật xinh tươi phát triển" . (ĐPCQ, VNT,9.12 Quí Sửu, 30.12.1973)
C.- Thiên nhân hiệp nhất :
Trên cơ sở Con người là một tiểu vũ trụ, con người có khả năng liên thông - hiệp nhất với Trời, với Thượng Đế Đại linh Quang và với các Đấng Thiêng Liêng. Đức Chí Tôn dạy :
Con biết con là ai đó chăng ?
Con ôi, Lý Đạo ráng tầm phăng;
Con là không phải tâm phàm xác,Con vốn Chơn Thần Thượng Đế ban.
Thầy với các con đồng nhứt lý,
Con cùng Thầy một khối linh quang,
Xác con tứ đại thân hình tạm,
Xác thể bộ đồ trẻ mặc hằng". (THHT,Q.I, tr.207)
Vậy cái yếu lý "Thiên nhân hiệp nhứt" được kết hợp bởi hai điều kiện siêu mầu mà Tạo Hóa đã đặt định nơi con người là :
-Chơn Thần Thượng Đế.
-Bộ máy Tiểu thiên địa.
Bao nhiêu đó đủ cho con người làm một "Thiên hạ tối linh".
Nên Thánh giáo có dạy :
"Con người khi hiểu thông đạo lý, tìm mấu chốt là cái chìa khóa liên hệ giữa người và Trời, thì con người sẽ tự tu tự tạo, tự lập, tự tiến cho mình trở nên hàng thần thánh tiên phật dễ dàng ". (Vạn Hạnh Thiền Sư, MLTH - 4.7.70)
Chỗ tương hiệp Trời ta có một.
Lối giao thông tiên tục không hai;
Chơn như soi sáng thân này,
Đó là Đại Đạo trong ngoài trần gian" (VHTS, MLTH, 03.5.69)
Đối với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Thiên nhơn hiệp nhứt chẳng những là đạo pháp để thực hành Thiên Đạo giải thoát mà còn là nguyên tắc để thực hiện sứ mạng xây dựng thế giới đại đồng và tiến hóa tâm linh cho nhơn loại.
III.- SỨ MẠNG LÀM NGƯỜI VÀ SỨ MẠNG CON NGƯỜI ĐẠI ĐẠO :
A.- Sứ mạng làm người:
Nhìn lại địa vị tiến hóa của con người và mối tương quan giữa con người và vũ trụ, ta thấy then chốt của cơ đạo kỳ ba hay trọng tâm của công cuộc khai minh Đại Đạo để thực hiện sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ đã được Đức Chí Tôn đặt vào Nhân vị.
Chính con người được giao sứ mạng tự cứu và cứu độ chúng sanh. Thượng Đế và các Đấng chỉ soi sáng cho con người tự biết mình, tự tin mình, tự ý thức sứ mạng làm người của mình.
Nên Thánh giáo viết : "Thượng Đế Chí Tôn đã mở con đường cho nhân loại trở về với Thượng Đế : Con người cho thiệt con người " (Lê Đại Tiên, 10.5. Nhâm Tý, 1972 )
Thật vậy, nhân vị, hết sức cao cả, nhân đức hết sức lớn lao nếu con người phát huy triệt để Nhân bản.
Chí sĩ Trần Cao Vân (1866-1916), một nhà yêu nước lớn của dân tộc, đã bộc lộ khẩu khí kiêu hùng được làm người giữa trời đất.
Vịnh Tam Tài
Trời đất sinh ta có ý không ?
Chưa sinh trời đất có ta trong;
Ta cùng trời đất ba ngôi sánh,
Trời đất in ta một chữ đồng.
Đất nứt ta ra trời chuyển động,
Ta thay trời mở đất mênh mông.
Trời che đất chở ta thong thả,
Trời, đất, ta đây đủ hóa công.
(Trần Cao Vân, Thân Thế và Sự Nghiệp, Tô Đình Cơ, Sở VHTT Bình Định xb,1995,tr.56.)
Và Đức Thánh Trần Hưng Đạo đề cao cái Tâm đại đồng của con người.
Rằng ta là một cái ta chung,
Lớn rộng bao la ở khắp cùng;
Ta chẳng có ta mà vẫn có,
Có ta, ta cũng chỉ tâm trung.
Cái Tâm đó là cái đức lớn của con người vậy.
Nên Cao Đài thường nêu lên sứ mạng vi nhơn trước rồi mới nói đến Sứ mạng Đại Thừa của người tu thiên đạo.
"Bầu vũ trụ có dân có nước,
Chẳng riêng mình lưỡng phước hưởng duyên " (Lê Đại Tiên, 14.3. Ất Tỵ , 1965)
Và :
" Tình non đi với tình nhân loại,
Nghĩa nước chung nguồn nghĩa chúng sanh "
(Lê Đại Tiên, 10.5 Giáp dần, 1974)
B.- Sứ mạng con người Đại Đạo :
Nói đến nhân loại, nói đến chúng sanh thì người có ý thức sứ mạng phải đạt đến tầm vóc Con người Đại Đạo.
+ Ý thức sứ mạng đứng trước thời kỳ lịch sử hạ nguơn của nhân loại đang diễn tiến là đối trị với căn bịnh đánh mất bản vị làm người, cá nhân đang tự hoại, tự vong thân; xã hội chà đạp lẫn nhau; dân tộc kỳ thị, các quốc gia xung đột đe doạ nhau, chiến tranh tàn sát.
+ Phương thức cứu chữa là xây dựng lại Bản thể đại đồng nhân loại từ những hạt nhân là con người toàn diện về nhân sinh lẫn tâm linh, từ những cộng đồng phát huy văn hóa đạo đức, từ những quốc gia dân tộc văn minh trên nền tảng nhân bản.
Đó là những chất liệu phục sinh tánh mạng cho nhân loại bằng nguyên lý qui nguyên phản bổn, đặt định con người vào quỉ đạo tiến hóa, qui chiếu nhân tâm về thiên tâm, phối kết tiểu ngã vào Đại ngã.
+ Vai trò của con người Đại Đạo trong Tam Kỳ Phổ Độ là người sứ mạng lịch sử, đứng đúng vào vị trí trung chánh nơi điểm giao hội của trục nằm ngang là sứ mạng vi nhân và trục thẳng đứng là Sứ mạng đại thừa. Nơi đó người sứ mạng sẽ thọ nhận được Quyền pháp của Đức Chí Tôn (đặc biệt của cơ cứu độ kỳ ba), làm tâm điểm vẽ nên một vòng tròn bao quát đại cuộc cứu thế.
IV.- KẾT LUẬN :
Sau khi tìm hiểu vũ trụ từ Bản thể đến cơ nguyên vận hành và cứu cánh tiến hóa.
Sau khi nhận định bản vị con người, mối tương quan giữa người với trời đất và sứ mạng của con người đích thực.
Nếu chúng ta suy gẫm liên hệ những trọng điểm nêu trên với giáo lý Đại Đạo, chúng ta thấy lý tưởng mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không có gì khác hơn là :
+ Nhắc nhở cho nhân sanh nhận chân được giá trị con người là một tiểu vũ trụ có đủ quyền năng tiến hóa và hiệp nhất với đại vũ trụ.
+ Xây dựng con người sứ mạng là Con người Đại Đạo bằng chính Nhân bản, bằng chính Bản thể linh quang, bằng chính Chơn thần thụ bẩm trong con người.
+ Nhưng với một đặc ân hi hữu của cơ cứu độ hạ nguơn là chính Đức Thượng Đế lâm trần ban trao quyền pháp để lập thành một mạng lưới đại thừa giác ngộ chúng sanh biết tự độ và độ tha.
Đấng Tạo Hóa hữu tình là thế,
Kiếp con người hồ dễ đắn đo;
Sống cùng un đúc một lò,
Kim thân này đã nên trò gì chăng ?
"Trước đối cảnh vạn năng sinh biến,
Giữa vòm trời ẩn hiện sắc không;
Nào ai là Chủ nhơn ông,
Xuất huyền, nhập tẩn phải thông mới là .
Vũ trụ ấy với ta vốn một,
Một mà hai không tột không cùng;
Hải hồ xuôi ngược thú chung,
Mảnh thân tứ đại vẫy vùng trần la.
Thể âm dương có là không đấy,
Vỏ vạn thù tạm đấy rồi thay;
Tương quan vạn tướng phô bày,
Quay về bản thể mới hay sự tình.
Chơn tánh vốn viên minh diệu giác,
Tâm linh này trực phát huyền đồng;
Dù rằng vũ trụ mênh mông,
Gom về nội tỉnh suốt thông mọi đường " (VHTS, MLTH, 24.4.Kỷ Dậu,1969)
_____________________
Chú giải:
Nguồn đầu : Gốc đầu tiên phóng phát linh quang vào vũ tru, Tức Bản thể Đại linh quang. Thiên chân : Thiên tánh, chân ngã tức Tính Trời mà con người thọ bẩm
Cơ ngẫu : Cơ : lẻ (dương) ; ngẫu : chẳn ( âm) ; Cơ ngẫu vận hành : sự phối hợp âm dương để sinh hóa vận hành ;
Co duỗi : Co : thu lại ; duỗi : phát ra – Ám chỉ hai giai đoạn trong của chu kỳ vận hành của vũ trụ.
Kim thân : pháp thân con người, là bộ máy tiểu thiên địa gồm đủ Thái cực – Âm dương – Ngũ hành và tam bửu Tinh Khí Thần.
Huyền tẩn : hay Huyền tẩn chi môn : Cửa sinh dương sinh âm, là gốc của trời đất hay Thái cực. Ở con người là khiếu Nê hoàn trong não bộ, nơi phối hợp âm dương ( thần khí ) trong phép tu luyện của đạo gia, là gốc gác căn cơ của tánh mạng. Huyền tẩn còn được gọi là Cốc thần. " Cốc thần bất tử thị vị huyền tẩn " ( Lão tử-Đạo đức kinh ) _ Câu này có ý nói phải thông đạo pháp.
Thiên cơ ví lọt mắt phàm nhân,
Độ thế cần chi nhọc Lão Quân;
Một Đạo vô vi bày vạn pháp,
Nguồn đầu ai giũ được thiên chân. (CQPTGL,15.02. K. Mùi; 12.3.1979)
Thật vậy, thiên cơ vô cùng bí nhiệm, người đời tìm hiểu thiên cơ phải nhờ sự soi sáng của thần tiên mới trực nhận được phần nào. Mà thiên cơ là máy trời vận hành vũ trụ, trong đó có con người, đương nhiên con người có nhiều mối tương quan cùng vũ trụ trong sự sống và sự tiến hóa.
Thế nên, ngày nay, khi nói đến con người, người ta đã cảm thấy nói đến một đối tượng, một đề tài hết sức phức tạp. Nào là sinh học, y học, tâm lý học, xã hội học, nhân văn học,thần học, phân tâm học, triết học....Bao nhiêu khoa học, nhiều ngành nghiên cứu về con người mà vẫn tồn tại biết bao điều kỳ bí về con người chưa khám phá hết được.
Còn vũ trụ thì bao la không bờ bến, các ngành thiên văn, vũ trụ học ngày nay đã tiến bộ vượt bậc nhưng nhân loại chỉ mới mô tả được thái dương hệ, khảo sát các ngân hà và đặt chân lên vệ tinh mặt trăng của địa cầu như một cái vẫy đuôi của một con cá trong biển cả mà thôi.
Nhưng điều kỳ lạ là cái sinh vật nhỏ bé này từ ngàn xưa đến ngàn sau không bao giờ ngớt cảm nhận có một sự gần gũi mật thiết giữa bản thân với vũ trụ, không ngớt tìm hiểu mối tương quan với vũ trụ, không ngớt đối chiếu con người với vũ trụ để tìm ra một nguyên lý chung, những qui luật chung của sự sinh thành, hiện hữu và tiến hóa của vũ trụ và con người.
Thế nên, cách đây trên 2.500 năm Đức Lão Tử đã nói "Trời lớn, đất lớn, người cũng lớn" (ĐĐK. Ch.25)
Và Trang Tử viết :" Thiên địa dữ ngã tịnh sanh, vạn vật dữ ngã vi nhất". Nghĩa là : Trời đất với ta cùng sanh, vạn vật cùng ta làm một.
Tại sao thời thượng cổ chưa có dụng cụ đo đạt từ vĩ mô đến vi mô mà các Ngài đã phát biểu những câu so sánh đầy tự hào cho con người một cách quả quyết như vậy ?
Thế là từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, các nhà hiền triết, cá nhà đạo học, các khoa học gia đua nhau tìm hiểu ẩn ý của các Ngài và sáng tác ra vô số kinh điển, sách vở về mối tương quan giữa con người vàvũ trụ.
Nhưng gần gũi với chúng ta nhất là nhận thức của một nhà vật lý học, giáo sư vật lý nổi tiếng tại các viện nghiên cứu lừng lẫy ở Mỹ và Anh. Gs Fritjof Capra (sinh 1939), tác giả quyển "The Tao of physics" (Đạo của vật lý) xuất bản năm 1982. Ông viết :
" Một buổi chiều hè nọ, ngồi trên bãi biển, nhìn những đợt sóng đến và cảm thấy nhịp điệu của hơi thở mình, bỗng nhiên tôi ý thức toàn bộ vùng quanh tôi đang tham gia vào trong một vũ điệu vĩ đại của vũ trụ [...] Tôi "thấy " năng lượng tràn như thác đổ từ không gian xuống, trong đó bao nhiêu được hình thành, bao nhiêu hạt bị hủy diệt, trong một sức mạnh nhịp nhàng; tôi "thấy" nguyên tử của các nguyên tố và của cả thân tôi tham gia vào trong vũ điệu năng lượng này của vũ trụ..." (Fritjof Capra, Đạo của vật lý, Nguyễn Tường Bách dịch, tr.9)
I. VŨ TRỤ :
Những phát biểu trên đây của những nhà minh triết xa xưa và cận đại khiến chúng ta thấy rằng sự tìm hiểu các nguyên lý của vũ trụ và con người, sự khám phá mối tương quan giữa con người và vũ trụ là chìa khóa mở đường tiến hóa cho nhân loại và mở rộng tầm kích của mỗi nhân sanh.
A.- Vũ trụ được bao hàm trong Bản thể :
Đây là nguyên lý tuyệt đối, tối thượng của vũ trụ. Không xác tín Bản thể không thể giải đáp mọi căn đề của vũ trụ vạn vật.
Bản thể này Đạo Lão gọi là Đạo, là Tiên Thiên, là Hư Vô, Vô Vi - Phật gọi là Chơn Như - Nho gọi là Thiên - Dịch gọi là Vô Cực.
Cao Đài gọi Bản thể đó là Hư Vô Chi Khí. Kinh Đại Thừa Chơn Giáo viết : " Đạo là gì ? Đạo là Hư Vô Chi Khí, Đạo rất mầu nhiệm sâu kín cao siêu. Trước khi có Trời Đất đã có Đạo. Vậy Đạo đã tạo nên Càn Khôn Võ Trụ, hóa sanh vạn vật muôn loài. Muôn loài vạn vật phải thọ bẩm Khí Hư Vô mà sanh hóa mãi mãi"(ĐTCG, 1950,tr.66)
Vậy vũ trụ không phải là không gian trống rỗng mà tràn ngập một siêu thể vô hình tự hữu, hằng hữu có trước trời đất nên gọi là Khí Hư vô tiên thiên. Tuy không hình (Vô) mà lại có (Khí). Nhưng nếu Khí ấy chỉ như nước biển cả để cho muôn loài thủy vật bơi lội sinh sống trong đó thì chưa đủ gọi là Bản thể.
Bản thể vừa là nguồn gốc của thể chất, vừa là siêu năng lượng, vừa là cơ nguyên hóa sanh, vừa là động năng tiến hóa. Nên vì vậy Bản thể còn được gọi là Đạo.
Trước nhứt, để hình dung cái "hữu" trong cái "vô" của Bản thể, và cái vô trong cái hữu của vật chất, chúng ta hãy tham khảo ý kiến nhà vật lý nguyên tử học.
Chúng ta đều biết đơn vị nhỏ nhất của vật chất là nguyên tử. Và ta lại lầm tưởng rằng nguyên tử là cái hữu tuyệt đối; không ngờ ngày nay khoa học khám phá rằng trong cái hữu cực nhỏ đó lại chứa cái vô rất bao la so với những hạt hạ nguyên tử đang vận động trong đó.
Giáo sư Frotjof Capra viết :" Nguyên tử không hề là những hạt cứng chắc như người ta tưởng mà nó lại là một không gian rộng rãi, trong đó những hạt cực nhỏ gọi là électron chạy vòng xung quanh hạt nhân, chúng được nối với hạt nhân bằng điện lực. Nếu chúng ta cho nguyên tử lớn bằng giáo đường lớn nhất thế giới, giáo đường Peter tại Roma thì hạt nhân của nó vừa bằng hạt cát. Một hạt cát nằm giữa giáo đường và đâu đó xa xa trong giáo đường là đám bụi nhỏ đang tung vãi - như thế, ta hình dung ra hạt nhân và électron của một nguyên tử" ( Fritjof Capra, sách đã dẫn, tr.82-83)
Quan trọng hơn nữa, Ông lại viết : "Khi nghiên cứu sâu về vật chất, ta sẽ biết thiên nhiên không cho thấy những "hạt cơ bản" riêng lẻ, mà nó xuất hiện như tấm lưới phức tạp chứa toàn những mối liên hệ của những phần tử trong một toàn thể."
B.- Vũ trụ vận động biến dịch không ngừng để sinh hóa và tiến hóa :
+ Đức Khổng Tử đứng bên giòng sông từng thốt lên :
" Chảy trôi như thế suốt đêm ngày !"
+ Cũng với dòng sông, triết gia Hy Lạp Héraclite (trước công nguyên) lại nói :
" Không ai vào được cùng một dòng sông hai lần...mọi sự phân tán rồi lại hội hiệp"
Đó là hiện tượng thiên nhiên biến đổi không ngừng mà kiếp sống và cuộc đời của con người cũng không lúc nào cố định.
Ôn Như Hầu than rằng :
"Lò cừ nung nấu sự đời,
Bức tranh vân cẩu, vẽ người tang thương "
Nguyễn Công Trứ cũng cảm nhận tính phù du của thế gian :
"Ôi nhân sinh là thế đấy,
Như bóng đèn, như mây nổi ,như gió thổi, như chiêm bao"
Nhưng các hiền triết Thánh nhân nêu lên sự biến dịch của đất trời hay lẽ vô thường của vạn hữu không phải để bi quan thối chí mà để chỉ dẫn cho thế nhân cái đạo lý bất biến trong vũ trụ và thường hằng trong con người. Như nhận định trong Thánh ngôn sau đây :
" Đời diễn biến do nhân với ngã,
Đạo trường lưu chan cả thế gian;
Khắp trong cõi tạm dinh hoàn,
Nhơn nhơn vật vật ngập tràn ơn Xuân.
* * *
Biết thì hưởng vô ngần Tạo hóa,
Không phải đành nghiệp quả trả vay" ( Giáo Tông Đại Đạo, 27.12 Mậu Ngũ,1979)
Thế nên thực chất của vận động biến dịch không ngừng trong vũ trụ tuy có sinh có diệt, có ẩn có hiện nhưng là cái động của Đạo để tạo hóa vạn hữu và thúc đẩy vạn hữu tiến hóa.
"Lý vô thể, Đạo lại vô hình
Hình thể là do Đạo phát sinh;
Nắm mối tương quan tìm Đạo lý,
Mới hay có nẻo đến hư linh " (Đức Trần Hưng Đạo,MLTH,02.02 Giáp dần - 1974)
Để hiểu rõ hơn thực chất của cuộc vận động của vũ trụ, ta hãy nghe các nhà vật lý mô tả sự vận động của thế giới hạ nguyên tử mà họgọi là điệu múa của vũ trụ :
"Việc nghiên cứu thế giới hạ nguyên tử trong thế kỷ 20 đã phát hiện tính chất động nội tại của vật chất. Nó cho thấy, thành phần của nguyên tử, các hạt, đều là cơ cấu động [...], mối liên hệ động mà trong đó các hạt cứ tạo thành và phân hủy vô tận qua những cấu trúc năng lượng. Các hạt tương tác sinh ra những cấu trúc ổn định, chính các cấu trúc đó xây dựng nên thế giới vật chất, rồi thế giới vật chất cũng không nằm yên, nó vận động tuần hòan. Toàn bộ vũ trụ cứ thế mãi mãi lao vào trong hoạt động và vận hành vô tận, trong điệu múa vĩ mô của năng lượng." (F.C, sđd, tr.266)
Phát hiện trên của vật lý học hiện đại khiến ta phải nhớ lại nhận định tương tự của Đức Lão Tử :
Đạo sanh ra vật,
Thấp thoáng mập mờ,
Thấp thoáng mập mờ,
Trong đó có hình.
Mập mờ thấp thoáng
Trong đó có vật.
Sâu xa tăm tối,
Trong đó có tinh.
Tinh đó rất thực,
Trong đó có tín".
( ĐĐK, Ch.21)
Cái tính chất mập mờ thấp thoáng đó chính là sự vận động tương tác của năng lượng vũ trụ, trong đó biến đổi khôn lường tạo thành hình, thành vật, thành tinh ba.
Đó chính là :
"Ở trong chứa đựng máy hành tàng,
Một cõi thiên đàng, một thế gian,
Vạn hữu hữu vô tình bất đoạn,
Thiên không không sắc lý tương quan.
Âm dương động tác sinh sinh trưởng,
Cơ ngẫu vận hành tạo tạo đoan.
Co duỗi màn trời, ai rõ biết,
Để cùng vũ trụ định nhân gian".
(Đạo Học Chỉ Nam, Tiết II - Vũ trụ và Con người)
Chúng ta đã bàn về cuộc vận động sinh hóa trong vũ trụ, nhưng công năng vận hành tiến hóa của Bản thể vũ trụ mới là cứu cánh.
Nếu trong vũ trụ chỉ có sanh hóa mà không có tiến hóa thì sự hiện hữu của vũ trụ vạn vật không có ý nghĩa, và có tiến hóa không ngừng vì vũ trụ vận hành theo qui luật tuần hoàn, chu nhi phục thỉ.
Thế nên đạo học đã lý giải rằng vũ trụ vạn vật nhất thể, sinh hóa từ nhứt nguyên, tiến hóa đến qui nguyên. Tóm tắt trong câu " Nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn"
Qui nguyên là đỉnh cao tuyệt đối của con đường tiến hóa vì "Nguyên" đó là Bản thể vĩnh cửu toàn thiện, toàn tri, toàn năng, biến hóa vô cùng, vi diệu khôn lường.
Các hiền triết Thánh nhân nhận ra rằng cuộc vận hành của cũ trụ diễn tiến theo chu kỳ gồm hai giai đoạn phóng phát và qui hoàn được đánh dấu bằng một chuyển biến quan trọng làm đổi chiều gọi là phản phục. Phản là ngược lại, phục là quay về.
Nên Đạo Đức Kinh, chương 20 viết : "Phản giả đạo chi động" Đạo động thì có phản.
Và Chương 16 viết :
"Vạn vật tịnh tác,
Ngô dĩ quan phục,
Phù vật vân vân
Các phục qui kỳ căn
Thị vị phục mạng
Phục mạng viết thường"
Nghĩa :
" Vạn vật cũng đều sinh ra
Ta lại thấy nó trở về gốc,
Ôi ! mọi vật trùng trùng,
Đều trở về cội rễ của nó.
Trở về cội rễ, gọi là "Tịnh"
Ấy gọi là "phục mạng"
Phục mạng gọi là "Thường"
(Theo "Nguyễn Duy Cần")
Thánh giáo Cao Đài cũng dạy cho nhân sanh luật phản phục đó của Tạo Hóa để ứng dụng đường tu giải thoát :
"Kìa máy Tạo phát thâu luân động,
Cực âm rồi mầm sống hiển dương;
Phục sinh là Đạo hằng thường
Hằng thường trong cõi vô thường là đây" (Đức Vô Cực Từ Tôn, CQ,1.12 Bính Thìn)
II. CON NGƯỜI :
A.Con người là chứng nhân của quá trình tiến hóa của vũ trụ :
Nhà bác học Teillard de Chardin đã chứng minh rằng sự sống đánh dấu bước tiến vĩ đại của vũ trụ.
Vũ trụ đòi hỏi trái đất phải trải qua hai ngàn triệu năm mới có sứ sống sơ khai xuất hiện và hai ngàn triệu năm nữa để có các sinh vật đơn bào, rồi năm trăm triệu năm sau mới phát sinh các sinh vật đại tế bào tức là thực vật và động vật.
T. Chardin cho rằng trong lịch trình tiến hóa của sinh vật có một tiềm năng gọi là năng lượng trí năng phát triển song song với năng lượng cơ học của sự sống.
Cho đến khi năng lượng trí năng bắt đầu hiển lộ là lúc đánh dấu điểm Nhơn hóa (point d" homonisation), tức thời điểm tính người nảy sinh trong sinh vật người nguyên thủy. (T. De Chardin- La place de l" homme dans la nature, p. 84.)
Và ta cũng biết rằng các nhà nhân chủng học đã tính ra phải mất khoảng một triệu bốn trăm năm để con người sơ khai đứng thẳng trên hai chân (homoérectus) trở thành người tinh khôn (homosapiens) cách đây 100.000 năm. Như thế có thể nói rằng sự hiện diện của con người ngày nay là một chứng nhân quá trình tiến hóa hết sức kỳ diệu và vinh quang của vũ trụ.
B.-Con người là một Tiểu vũ trụ :
Đặc biệt hơn nữa, con người không phải chỉ là sinh vật có trí khôn hơn muôn loài mà nhân thân còn được hình thành mô phỏng cơ cấu của trời đất, nên được xem như một Tiểu vũ trụ.
Đạo Lão cho rằng con người là Tiểu thiên địa. Tiên học tự điển, nơi chữ Nhân, Thiên có viết :
"Nhân thân là một tiểu thiên địa....Trời đất lấy 12 tháng làm một năm, nhân thân lấy 12 kinh làm một vòng. Trời đất có lục khí, nhân thân có lục phủ. Trời đất có ngũ hành, nhân thân có ngũ tạng. Trời đất có nhật nguyệt, nhân thân có hai mắt..."
Theo Huỳnh Đình nội cảnh, Tử hà chú trang 26 thì Trời có Tam thanh, thì người cũng có Tam đơn điền ứng với Tam Thanh :
+ Nê hoàn hay Thượng đơn điền là Ngọc thanh cung.
+ Giáng cung hay Trung đơn điền là Thượng thanh cung.
+ Đơn điền khí hải hay Hạ đơn điền là Thái thanh cung.
Nên Đức Di Lạc Thiên Tôn có bài thi :
Tình Tạo Hóa ban đều muôn vật,
Trời với Người bẩm chất giống in;
Trời thì có Nhật Nguyệt Tinh,
Người thì lại có đủ Tinh Khí Thần.
Trời đất có ngũ hành năm sắc,
Người tâm can phế đặt thận tỳ;
Huyền vi một máy huyền vi,
Luân luân chuyển chuyển chẳng khi nào ngừng" (Trúc Lâm Thiền Điện, 20.8. Ất Tỵ,15.9.1965)
Hay Đức Quan Thế Âm xác định thêm :
Máy Tạo ấy sẵn dành nhân loại,
Một hình hài gồm thảy cơ quan;
Trời đại thiên địa tuần hoàn,
Người tiểu thiên địa chuyển luân cơ mầu"
(Huờn cung đàn, 8.4. Ất Tỵ,7.5.1965)
Và Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy rõ phương pháp ứng dụng bộ máy nhân thân tiểu vũ trụ của người tu như sau :
"Này chư đệ !Chính chư đệ là vũ trụ thứ hai, trước mắt chư đệ thấy những gì, bộ óc suy tư những gì bên ngoài thì bên trong chư đệ đều có cả.
Người tu hành cốt yếu ở chỗ làm thế nào điều động được cơ cấu bản thể tự hữu hòa hợp với khí vận của đất trời để hưởng thú tiêu dao tự toại riêng mình và giúp đời điểm tô vũ trụ cũng như trời đất đã phúc tải vạn vật trong cơ vận hành thời tiết sanh trưởng thâu tàng của vạn vật xinh tươi phát triển" . (ĐPCQ, VNT,9.12 Quí Sửu, 30.12.1973)
C.- Thiên nhân hiệp nhất :
Trên cơ sở Con người là một tiểu vũ trụ, con người có khả năng liên thông - hiệp nhất với Trời, với Thượng Đế Đại linh Quang và với các Đấng Thiêng Liêng. Đức Chí Tôn dạy :
Con biết con là ai đó chăng ?
Con ôi, Lý Đạo ráng tầm phăng;
Con là không phải tâm phàm xác,Con vốn Chơn Thần Thượng Đế ban.
Thầy với các con đồng nhứt lý,
Con cùng Thầy một khối linh quang,
Xác con tứ đại thân hình tạm,
Xác thể bộ đồ trẻ mặc hằng". (THHT,Q.I, tr.207)
Vậy cái yếu lý "Thiên nhân hiệp nhứt" được kết hợp bởi hai điều kiện siêu mầu mà Tạo Hóa đã đặt định nơi con người là :
-Chơn Thần Thượng Đế.
-Bộ máy Tiểu thiên địa.
Bao nhiêu đó đủ cho con người làm một "Thiên hạ tối linh".
Nên Thánh giáo có dạy :
"Con người khi hiểu thông đạo lý, tìm mấu chốt là cái chìa khóa liên hệ giữa người và Trời, thì con người sẽ tự tu tự tạo, tự lập, tự tiến cho mình trở nên hàng thần thánh tiên phật dễ dàng ". (Vạn Hạnh Thiền Sư, MLTH - 4.7.70)
Chỗ tương hiệp Trời ta có một.
Lối giao thông tiên tục không hai;
Chơn như soi sáng thân này,
Đó là Đại Đạo trong ngoài trần gian" (VHTS, MLTH, 03.5.69)
Đối với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Thiên nhơn hiệp nhứt chẳng những là đạo pháp để thực hành Thiên Đạo giải thoát mà còn là nguyên tắc để thực hiện sứ mạng xây dựng thế giới đại đồng và tiến hóa tâm linh cho nhơn loại.
III.- SỨ MẠNG LÀM NGƯỜI VÀ SỨ MẠNG CON NGƯỜI ĐẠI ĐẠO :
A.- Sứ mạng làm người:
Nhìn lại địa vị tiến hóa của con người và mối tương quan giữa con người và vũ trụ, ta thấy then chốt của cơ đạo kỳ ba hay trọng tâm của công cuộc khai minh Đại Đạo để thực hiện sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ đã được Đức Chí Tôn đặt vào Nhân vị.
Chính con người được giao sứ mạng tự cứu và cứu độ chúng sanh. Thượng Đế và các Đấng chỉ soi sáng cho con người tự biết mình, tự tin mình, tự ý thức sứ mạng làm người của mình.
Nên Thánh giáo viết : "Thượng Đế Chí Tôn đã mở con đường cho nhân loại trở về với Thượng Đế : Con người cho thiệt con người " (Lê Đại Tiên, 10.5. Nhâm Tý, 1972 )
Thật vậy, nhân vị, hết sức cao cả, nhân đức hết sức lớn lao nếu con người phát huy triệt để Nhân bản.
Chí sĩ Trần Cao Vân (1866-1916), một nhà yêu nước lớn của dân tộc, đã bộc lộ khẩu khí kiêu hùng được làm người giữa trời đất.
Vịnh Tam Tài
Trời đất sinh ta có ý không ?
Chưa sinh trời đất có ta trong;
Ta cùng trời đất ba ngôi sánh,
Trời đất in ta một chữ đồng.
Đất nứt ta ra trời chuyển động,
Ta thay trời mở đất mênh mông.
Trời che đất chở ta thong thả,
Trời, đất, ta đây đủ hóa công.
(Trần Cao Vân, Thân Thế và Sự Nghiệp, Tô Đình Cơ, Sở VHTT Bình Định xb,1995,tr.56.)
Và Đức Thánh Trần Hưng Đạo đề cao cái Tâm đại đồng của con người.
Rằng ta là một cái ta chung,
Lớn rộng bao la ở khắp cùng;
Ta chẳng có ta mà vẫn có,
Có ta, ta cũng chỉ tâm trung.
Cái Tâm đó là cái đức lớn của con người vậy.
Nên Cao Đài thường nêu lên sứ mạng vi nhơn trước rồi mới nói đến Sứ mạng Đại Thừa của người tu thiên đạo.
"Bầu vũ trụ có dân có nước,
Chẳng riêng mình lưỡng phước hưởng duyên " (Lê Đại Tiên, 14.3. Ất Tỵ , 1965)
Và :
" Tình non đi với tình nhân loại,
Nghĩa nước chung nguồn nghĩa chúng sanh "
(Lê Đại Tiên, 10.5 Giáp dần, 1974)
B.- Sứ mạng con người Đại Đạo :
Nói đến nhân loại, nói đến chúng sanh thì người có ý thức sứ mạng phải đạt đến tầm vóc Con người Đại Đạo.
+ Ý thức sứ mạng đứng trước thời kỳ lịch sử hạ nguơn của nhân loại đang diễn tiến là đối trị với căn bịnh đánh mất bản vị làm người, cá nhân đang tự hoại, tự vong thân; xã hội chà đạp lẫn nhau; dân tộc kỳ thị, các quốc gia xung đột đe doạ nhau, chiến tranh tàn sát.
+ Phương thức cứu chữa là xây dựng lại Bản thể đại đồng nhân loại từ những hạt nhân là con người toàn diện về nhân sinh lẫn tâm linh, từ những cộng đồng phát huy văn hóa đạo đức, từ những quốc gia dân tộc văn minh trên nền tảng nhân bản.
Đó là những chất liệu phục sinh tánh mạng cho nhân loại bằng nguyên lý qui nguyên phản bổn, đặt định con người vào quỉ đạo tiến hóa, qui chiếu nhân tâm về thiên tâm, phối kết tiểu ngã vào Đại ngã.
+ Vai trò của con người Đại Đạo trong Tam Kỳ Phổ Độ là người sứ mạng lịch sử, đứng đúng vào vị trí trung chánh nơi điểm giao hội của trục nằm ngang là sứ mạng vi nhân và trục thẳng đứng là Sứ mạng đại thừa. Nơi đó người sứ mạng sẽ thọ nhận được Quyền pháp của Đức Chí Tôn (đặc biệt của cơ cứu độ kỳ ba), làm tâm điểm vẽ nên một vòng tròn bao quát đại cuộc cứu thế.
IV.- KẾT LUẬN :
Sau khi tìm hiểu vũ trụ từ Bản thể đến cơ nguyên vận hành và cứu cánh tiến hóa.
Sau khi nhận định bản vị con người, mối tương quan giữa người với trời đất và sứ mạng của con người đích thực.
Nếu chúng ta suy gẫm liên hệ những trọng điểm nêu trên với giáo lý Đại Đạo, chúng ta thấy lý tưởng mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ không có gì khác hơn là :
+ Nhắc nhở cho nhân sanh nhận chân được giá trị con người là một tiểu vũ trụ có đủ quyền năng tiến hóa và hiệp nhất với đại vũ trụ.
+ Xây dựng con người sứ mạng là Con người Đại Đạo bằng chính Nhân bản, bằng chính Bản thể linh quang, bằng chính Chơn thần thụ bẩm trong con người.
+ Nhưng với một đặc ân hi hữu của cơ cứu độ hạ nguơn là chính Đức Thượng Đế lâm trần ban trao quyền pháp để lập thành một mạng lưới đại thừa giác ngộ chúng sanh biết tự độ và độ tha.
Đấng Tạo Hóa hữu tình là thế,
Kiếp con người hồ dễ đắn đo;
Sống cùng un đúc một lò,
Kim thân này đã nên trò gì chăng ?
"Trước đối cảnh vạn năng sinh biến,
Giữa vòm trời ẩn hiện sắc không;
Nào ai là Chủ nhơn ông,
Xuất huyền, nhập tẩn phải thông mới là .
Vũ trụ ấy với ta vốn một,
Một mà hai không tột không cùng;
Hải hồ xuôi ngược thú chung,
Mảnh thân tứ đại vẫy vùng trần la.
Thể âm dương có là không đấy,
Vỏ vạn thù tạm đấy rồi thay;
Tương quan vạn tướng phô bày,
Quay về bản thể mới hay sự tình.
Chơn tánh vốn viên minh diệu giác,
Tâm linh này trực phát huyền đồng;
Dù rằng vũ trụ mênh mông,
Gom về nội tỉnh suốt thông mọi đường " (VHTS, MLTH, 24.4.Kỷ Dậu,1969)
_____________________
Chú giải:
Nguồn đầu : Gốc đầu tiên phóng phát linh quang vào vũ tru, Tức Bản thể Đại linh quang. Thiên chân : Thiên tánh, chân ngã tức Tính Trời mà con người thọ bẩm
Cơ ngẫu : Cơ : lẻ (dương) ; ngẫu : chẳn ( âm) ; Cơ ngẫu vận hành : sự phối hợp âm dương để sinh hóa vận hành ;
Co duỗi : Co : thu lại ; duỗi : phát ra – Ám chỉ hai giai đoạn trong của chu kỳ vận hành của vũ trụ.
Kim thân : pháp thân con người, là bộ máy tiểu thiên địa gồm đủ Thái cực – Âm dương – Ngũ hành và tam bửu Tinh Khí Thần.
Huyền tẩn : hay Huyền tẩn chi môn : Cửa sinh dương sinh âm, là gốc của trời đất hay Thái cực. Ở con người là khiếu Nê hoàn trong não bộ, nơi phối hợp âm dương ( thần khí ) trong phép tu luyện của đạo gia, là gốc gác căn cơ của tánh mạng. Huyền tẩn còn được gọi là Cốc thần. " Cốc thần bất tử thị vị huyền tẩn " ( Lão tử-Đạo đức kinh ) _ Câu này có ý nói phải thông đạo pháp.
THIỆN CHÍ