Đạo Cao Đài và Hội Tam Điểm

Gửi ngày 20/07/2023
Đạo Cao Đài và Hội Tam Điểm

Đạo Cao Đài và Hội Tam Điểm

Nguyễn Ngọc Châu
 
Bởi vì Thiên Nhãn, Mặt trời và Mặt trăng được phơi bài trong Đạo Cao Đài như trong các Hội Tam Điểm, một số người tin rằng Hội Tam Điểm đóng một vai trò trong việc Đạo Cao Đài ra đời. Đặc biệt là khi được biết rằng quyền Giáo  Tông Lê Văn Trung[1]và  con rể của Hộ Pháp Phạm Công Tắc của Tòa Thánh Tây Ninh thuộc tổ chức này, và nhiều Hội Tam Điểm Pháp có mặt tại Việt Nam ủng hộ tôn giáo mới này.
Cách giải thích như vậy bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về cả hai tổ chức, thấy mà không hiểu, và hiểu thì hiểu sai.

1. Hội Tam Điểm

Hội Tam Điểm là gì ?
Hội Tam điểm được sanh ra ở Vương quốc Anh và Ireland từ sự đột biến vào thế kỷ XVII của các nơi tập hợp những người xây dựng nhà thờ để truyền nhau sự hiểu biết, thành nơi người trí thức đến để chia sẻ một nghi thức và cùng nhau tìm cách cải thiện bản thân về mặt đạo đức và tinh thần.
Họ lấy Đấng Toàn Năng làm ví dụ đã tạo ra Vũ trụ như một Kiến trúc sư vĩ đại, và giống như Vua Solomon xây dựng Đền thờ Jerusalem của người Do Thái, họ đặt mục tiêu trở thành kiến trúc sư xây dựng Đền thờ tâm linh riêng của mình trong mình.   
Đó không phải là một tổ chức quốc tế duy nhất, mà nhiều tổ chức độc lập gọi là Grande Loge (Grand Lodge bằng tiếng Anh), được gọi bằng tiếng Việt là « Hội Tam Điểm ». Mổi hội gồm nhiều Chi hội gọi là Loge (tiếng Pháp), Lodge (tiếng Anh), và các hội Tam Điểm công nhận giửa nhau là Tam Điểm khi áp dụng cho mình một số điều gọi là “Landmarksˮ (điều trong ranh giới) xác định mình thật sự là một Hội Tam điểm.
Bối cảnh của họ là việc xây dựng Đền thờ Jerusalem liên tục bị phá hủy và 70 năm lịch sử Do Thái dẫn đến việc viết Cựu Ước giữa thế kỷ thứ tám và thứ bảy  trước Công nguyên.
Ngoại trừ trong một số rất ít hội Tâm Điểm, chính trị và tôn giáo không được đề cập trong Chi Hội vì là yếu tố chia rẽ.  
United GrandLodge of England của Anh, Hội Tam Điển đầu tiên trên thế giớiđược chính thức thành lập,  tuyên bố trên trang web của họ  rằng “[Hội Tam Điểm]bắt nguồn từ truyền thống của những người thợ đá thời trung cổ, những người xây dựng thánh đường và lâu đàiˮ và đối với Hội Tam điểm, “bốn giá trị quan trọng giúp xác định con đường của họ trong cuộc sống: Chính trực (Xây dựng những con người tốt), Tình huynh đệ(Cùng nhau xây dựng), Tôn trọng(Xây dựng đoàn kết)và Từ thiện (Xây dựnglòng nhân ái)ˮ.

2. Thiên Nhản và các công cụ tượng trưng

Tam trong chữ Tam Điểm chỉ  cuốn Kinh Thánh của Kitô giáo (hoặc Kinh thánh khác), cái thước nách đo cạnh 90° và cái  Com pa, cả ba đều có mặt tại tất cả các nơi Hội Tam Điểm tựu hợp, trừ một vài Hội tự cho mình không dính liếu với một tôn giáo nào như Hội Grand Orient bê­n Pháp, thay cuốn Kinh Thánh bằng bản Hiến Pháp của họ.
Thiên Nhãncủa Hội Tam Điểm, về nguyên tắc là một con mắt giửa, tượng trưng cho Kiến trúc sư vĩ đại của Vũ trụ, Đấng tạo ra tất cả những gì có, khác với Thiên Nhãn của Đạo Cao Đài là con mắt trái xuất hiện với người Cao Đài đầu tiên, ông Ngô Văn Chiêu, ám chỉ phía  Tâm linh ở bên trái[2]. trai là phía Tâm linh. Nhưng cần lưu ý rằngcónhiều nền văn hóa tôn thờ con mắt.
(Trái : Hội Tam Điểm ; Mặt : Đạo Cao Đài)
Thước nách đo cạnh(équerre) dùng vẽ cạnh 90°com pa (compas) dùng vẽ vòng tròn, công cụ làm việc của thợ xây nhà thờ (kẻ thật sự xây nhà thờ), trở thành biểu tượng cho thợ xây “tư biện”(xây dựng bằng lý trí), tánh chính trực (ngay thẳng) và phạm vi và hậu quả của hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày (nằm trong hạn mức của vòng tròn vẽ được). Trong khi đó các công cụ của tín đồ Cao Đài hiện rỏ trên cờ của Đạo, biểu tượng Tam Giáo với cuốn sách Xuân Thư, bình bát vu cây phất chủ. Trong Đạo Cao Đài  không có thước đo cạnh 90° và com pa , nhưng xuất phát từ truyền thống Trung Hoa, thước đo cạnh 90° cho phép vẽ hình vuông tượng trưng cho Địa (Đất), Âm, thế gian và ComPa vẽ hình tròn tượng trưng cho Thiên (Trời), Dương, Thế giới tâm linh. Đồng xu Trung Hoa và Việt Nam thời cổ đại có hình tròn với một lỗ vuông ở giửa.
Mặt trờiMặt trăng đại diện cho Ánh sáng của ban ngày ban đêm theo tư tưởng Kitô giáo (Sách Sáng thế - Genèse B1, 14-18), trong lúc đối với Cao Đài giáo, họ tượng trưng cho Dương Âm.  
Mặt trăng, Mặt trời và Thiên Nhãn  (Trái : Hội Tam Điểm ; Mặt : Đạo Cao Đài)
Âm và Dương, hình tròn và hình vuông, Mặt trời và Mặt trăng đã có từ lâu trong tư tưởng Trung Hoa và Việt Nam, rất lâu trước khi Hội Tam Điểm ra đời vào thế kỷ XXVII.
Mục tiêu và tư tưởng  của hai tổ chức hoàn toàn không giống nhau. Một bên Con Người hành động nhân Danh và / hoặc cho Vinh quang của Đấng Tạo Hóa  tìm kiếm con đường phải đi để cải thiện đạo đức và tâm linh của chính mình, còn bên kia, con đường đã được vạch sẳn và có thầy chỉ đạo để thoát khỏi những đau khổ của trần gian  đi đến sự giải  thoát.

3. Tại sao có người Việt Nam trong Hội Tam Điểm ?

Người Tam Điểm trong Đệ Tam Cộng Hòa Pháp

Trong thời kỳ Đệ Tam Cộng Hòa (Troisième République) của  Pháp (1870-1940), thành viên của các Hội Tam điểm Pháp đặc biệt rất tích cực. Ngay từ đầu, vào ngày 4 tháng 9 năm 1870 “Chánh phủ Quốc phòngˮ(Gouvernement de Défense nationale) của Pháp gồm 12 thành viên, trong đó có 9 người Tam Điểm.
 Jean-Paul Lefebvre-Filleau viết[3] : « Rõ ràng là, trong khi nói mình không làm chính trị, người Tam Điểm của nền Đệ Tam Cộng Hòa trên thực tế hoàn toàn tham gia vào chính trị, thậm chí còn đi xa đến mức tự nhận mình là người bảo vệ nền Cộng hòa, rõ ràng hơn: những người bảo vệ chế độ hiện tại »[4]. Sau đó, « bất kỳ người Cộng hòa nào muốn tranh cử đều phải tính đến thực tế Tam Điểm »,và danh sách các chính trị gia Cộng hòa là người Tam điểm rất dài. 
Chỉ trong vòng vài năm, một phần ba số người được bầu vào Thượng viện và Hạ viện là người Tam Điểm. Một số ý tưởng của Hội Tam Điểm được dịch thành luật, chẳng hạn như ý tưởng về tự do ngôn luận và tự do báo chí năm 1881. Nhiều chính trị gia, công chức ở các thuộc địa và ở chính Pháp, một số toàn quyền Đông Dương (22 trên 32), cao ủy (6 trên 8), thống lãnh quân sự (9 trên 16) và quản trị viên thuộc địa như: Gambetta, Jules Ferry, Camille Pelletan, Henri Brisson, Auguste Pavie, Paul Doumer, v.v. đều là người Tam Điểm[5].
Cũng nên nhắc là có nhiều nhân vật có tiếng là người Tam Điểm, như : 15 trong số 45 tổng thống Hoa Kỳ cho đến năm 2020 (trong đó có George Washington, Franklin D. Roosevelt, Lyndon B. Johnson và Gerald Ford…), Charles X, Edward VI, Edward VII,Công tước xứ Kent của Anh, William I của Đức, Lafayette, Winston Churchill, Benjamin Franklin, Gustave Eiffel, Auguste Bartholdi, Abdel Kader, Rudyard Kipling, Voltaire, Mozart, Salvador Allende, John.H.Glenn, Edwin Aldrin, v.v.

Người Tam Điểm Việt Nam

Do đó [6],việc một số người Việt Nam lợi dụng thời gian cư ngụ ở  Pháp, hoặc sau này tại Việt Nam,xin nhập vào Hội Tam điểm với sự giúp đở của bạn Pháp có thể  được hiểu rằng, trở thành thành viên Tam Điểm, họ có thể tìm được  chính trị gia Tam Điểm Pháp ủng hộ và giúp họ trong công cuộc tranh đấu dành độc lập của họ
Tại chính Việt Nam, các Hội Tam Điểm Pháp Grand Orient (GO), Grande Lodge de France (GLDF) và Droit Humain (DH) lúc đầu chỉ nhận người Pháp, sau đó cũng nhận người Việt.
Trần Trọng Kim, Thủ tướng của Bảo Đại năm 1945, thuộc Chi Hội Tam Điểm Les Écossais du Tonkincủa GLDF. Bùi Quang Chiêu, người sáng lập Đảng Lập Hiến, trình bài cho nhiều Chi hội hai bài có chủ đề “Pháp đã mất Đông Dương?ˮ  và “Vấn đề thuộc địa hóa trước các thuộc địa“. Tháng Giêng năm 1926, Phạm Quỳnh trình bài về “Lý tưởng của nhà hiền triết trong triết học Nho giáoˮ. Luật sư Vương Quang Nhường đọc một bài tại một đại hội của GLDF ở Pháp năm 1936, tựa là “Vấn đề thuộc địa trong xã hội hiện đạiˮ. Lê Văn Trung, quyền Giáo Tông của Cao Đài tại Tây Ninh làm dấu hiệu cầu cứu cho giám đốc nhà tù nơi ông bị đưa đến, cũng là một người Tam điểm. Tạ Thụ Thâu, lãnh thụ cộng sản Đệ Tứ;  Phạm Ngọc Thạch, thành viên bí mật của Đảng Cộng Sản Đông Dương, người thành lập Thanh  niên Tiền Phong;   Trịnh Đình Thảo của Mặt trận Giải phóng miền Nam VN; Hoàng  đế Duy Tân trở thành Hoàng tử Vĩnh San (Chi hội l’Amitié tại đảo Réunion), và nhiều người Việt Nam khác là người Tam Điểm[7].
Hồ Chí Minh tương lai dùng tên Nguyễn Ái Quấc để xin nhập vào Chi hội La Fédération Universelle thuộc GO tại Paris trước khi tuyên bố, vào tháng 12/1922, trong một cuộc họp tại khu vực thứ  17 của  liên đoàn sông Seine của Đảng Cộng Sản Pháp, rằng ông tin rằng[8]Hội  Tam điểm và các thành viên của Liên minh Nhân quyền thực hiện sự hợp tác giai cấp chứ không phải đấu tranh giai cấpˮ. Ông cũng đồng ý và chấp thuận các nghị quyết của Đại hội lần thứ 4 của Comintern cấm người cộng sản tham gia Hội Tam Điểm và một số tổ chức khác.
Một số người Tam điểm Pháp chống việc thành lập Chi hội do người Việt nắm nắm giử ở Việt Nam, họ cho rằng có nguy cơ các Chi hội đó trở thành “điểm nóng của cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của Phápˮ [9].
Việc người Tam Điểm Việt Nam không được sự hỗ trợ nàocho cuộc đấu tranh của họtừ huynh đệ Tam Điểm Pháp, cho thấy tình huynh đệ giửa người Tam Điểm rất bị hạn chế.
 
Tòa nhà Hội Tam Điểm tại Hà Nõi. Tòa nhà này bị sụp vào ngày 22/9/2015
 

Chữ ký của một số ngườiTam điểm Việt Nam của GLDF.

Về ông Trịnh Đình Thảo và một số người Tam Điểm Việt Nam



[1]    Lê Văn Trung, quyền Giáo Tông tương lai của Cao Đài tại Tây Ninh đeo biểu hiệu và làm dấu hiệu đau khổ của Hội Tam Điểm với giám đốc trại tạm giam nơi ông bị nhốt, cũng là một thành viên Hội Tam điểm.
[2]    Khi vào Dojo, võ đường đạo Zen, phải vào bằng chân trái trước, và khi rời thì đi lui vàbước lui với chân phải trước, chân trái còn trên Dojo. Dojo là nơi tâm linh.
[3]    La Franc-Maçonnerie au cœur de la République de 1870 à nos jours(Hội Tam điểm ở trung tâm của Cộng hòa từ năm 1870 đến ngày nay),Jean-Paul Lefebvre-Filleau,nxb De Borée. 2016..
[4]        Histoire de la Franc-Maçonnerie française, 3. La Maçonnerie : Église de la République (1877-1944 (Lịch sử Hội Tam điểm Pháp, 3. Hội Tam Điểm : Nhà thờ của nền Cộng hòa (1877-1944)),Pierre Chevallier, nxb Fayard 1975, trang 26, được nhắc trong La République, c'est la franc-maçonnerie ou la République vue par les écrivains antimaçons français (1880-1914) (Nền Cộng hòa là Hội Tam điểm hay nền Cộng hòa theo nhìn thấy bởi các nhà văn chống Tam Điểm Pháp (1880-1914)), Bruno Clemenceau.
[5]     Bài viết ngày 13/10/2015 của Cơ quan Thông tin Hiệp Hội Truyền Giáo Nước Ngoài tại Paris(HHTGNNP) (MEP - Missions étrangères de Paris) về vụ sập tòa nhà Hội Tam Điểm ở Hà Nội ngày 22/9/2015.
[6]        Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie coloniale(Người Việt Nam trong Hội Tam điểm thuộc địa), một bài báo trên tạp chí Revue Française de l'Histoire d'Outre-Mercủa Jacques Dalloz ; và Chroniques secrètes d'Indochine (1928-1946), Tome 1 Le Gabaon (Biên niên sử bí mật Đông Dương, (1928-1946), quyển 1 Le Gabaon) bởi Gilbert David, nxb L’Harmattan.
[7]    « Việt Nam- Histoire politique des deux guerres » (Việt Nam- Lịch Sử chánh tri của hai cuộc Chiến), Nguyễn Ngọc Châu, nxb Nombre 7,Pháp,2019.
[8]        Une histoire croisée : l’immigration politique indochinoise en France, 1911-1945 (Lịch sử bắt tréo: Nhập cư chính trị Đông Dương ở Pháp, 1911-1945), Pierre Brocheux, tháng 5 năm 2009, theo https://indomemoires.hypotheses.org/.
[9]     Jean Lan, chi hội La Fraternité tonkinoise, Paquin, chi hội L’Étoile du Tonkin và  Bouault, chi hội Réveil de l’Orient được trích dẫn trong Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie coloniale(Người Việt Nam trong Hội Tam điểm thuộc địa)củaJacques Dalloz trong Revue Française de l'Histoire d'Outre-Mer.