THU MOI HOI THAO

Gửi ngày 04/08/2024
THU MOI HOI THAO
ĐẠI  ĐẠO  TAM  KỲ  PHỔ  ĐỘ
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐAO
171 B, đường Cống Quỳnh, Quận 1, TP.HCM
               SỐ : …. ./ BTV / 2024
THƯ MỜI
 KÍnh gởi : …………………………………
 
 
Về việc tham gia Hội thảo hướng về Kỷ niệm 100 năm Đạo Cao Đài.
Kính thưa quý vị, chấp hành quyết đinh của BanTổ Chức Đại Lê Kỷ niêm 100 năm Khai Đạo Cao Đài của Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh và các Tổ chức Cao Đài về viêc tổ chức Hội thảo vào tháng 10 năm 2024 tại  Cơ Quan Phổ Thông  Giáo lý Đại Đạo chuyên đề : “Định hướng đạo Cao Đài hội nhập thế giới trong sự phát tiển toàn cầu hiện nay.”
Ban Tổ chức trân trong kính mời quý vị tham gia cuộc Hội thảo với chuyên đề trên đây gồm các nội dung :
1. Mục đích của Hội thảo
 
 Nhân loại đang ở giữa hai cực đoan của khoa học và đạo giáo.
 
 Ở cực đoan khoa học, con người sùng bái khoa học, nhưng khoa học không thể tìm ra bản thể của vạn vật. Khoa học không thể trình bày trực tiếp và trọn vẹn các thực tại. Con người gần như bị cơ giới hóa, bị vong thân. Ở cực đọan đạo giáo, con người tôn thờ thần tượng hay các chủ thể Thiêng liêng nhưng chưa làm sáng tỏ được giáo lý cao siêu; đạo giáo có thể trở thành một sự đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng đơn thuần. Như thế đạo giáo không khải ngộ ở con người một khả năng tiến hóa, ngược lại trở nên nô lệ thần quyền. Hậu quả là có sự cố chấp kỳ thị giữa các tôn giáo khác nhau làm cho nhân loại bị chia rẽ trầm trọng. Tôn giáo không tìm thấy ánh sáng minh triết của Thượng Đế nơi Con người mà lại đố kỵ với khoa học nên làm cản trở bước tiến hóa của nhân sinh.
Tại Việt Nam, đầu TK 20, tôn giáo Cao Đài được chính thức thành lập, làm “Lễ Thánh Thất” trọng thể ra mắt nhân sanh trong nước và toàn thế giới vào năm 1926 với danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Tôn chỉ- Mục đích của nền đạo là “ Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhất” và “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát”.
Từ đó nêu lên nhận thức chung trong cộng đồng tín hữu Cao Đài là : Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh và nhân sinh của con người, các tôn giáo đã lần lượt được các giáo chủ sáng lập, truyền bá rộng rãi trên thế giới. Nhưng với bản sắc của nguồn gốc địa phương, bản sắc văn hóa của từng dân tộc, nền giáo lý và các nghi thức đặc thù, giữa các tôn giáo có nhiều dị biệt, khiến cho tín đồ của tôn giáo này không thông cảm, thậm chí không chấp nhận các tôn giáo khác. Tệ hại hơn nữa, kỳ thị lẫn nhau, dẫn đến tranh chấp hay chiến tranh tôn giáo.
Mặt khác, trên đà phát triển đa tôn giáo hiện nay, người ta nhận thấy mỗi tôn giáo đều có những yếu tố tích cực góp phần cải thiện đời sống thực tiễn và nâng cao tinh thần hướng thượng. Từ đó nảy sinh khuynh hướng kết liên tôn giáo, hội nhập thế giới hầu khắc phục mặt tiêu cực đồng thời phát huy mặt tích cực, để có đủ năng lực toàn diện phụng sự con đường tiến hóa của nhân sanh. Thế là xu thế hội nhập, xây dựng tôn giáo toàn cầu nở rộ từ các nhà lãnh giáo đến các nhà xã hội nhân văn. Tuy nhiên, quá trình tiến tới “tôn giáo toàn cầu” hay “toàn cầu hóa tôn giáo” cần có các giai đoan vận động nhất trí ngay trong các tổ chức tôn giáo và các cộng đồng tín hữu. Một cách tổng quát, đó là mục đích của chuyên đề hội thảo.
 
Thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức
- Thời gian tổ chức (dự kiến): tháng 10 năm 2024;
- Địa điểm tổ chức: Trụ sở Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, số 171B, đường Cống Quỳnh, Phường Nguyển Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh;
 
- Hình thức tổ chức: trực tiếp
.3. Nội dung của Hội thảo tập trung vào những chủ đề sau:
3.1. Nhận định tổng quát mức đô phát triển của đạo Cao Đài trong mấy thập niên gần đây
3.2. Nhận định tình hình hành đạo, sinh hoạt đạo, truyền đạo của  các Hội Thánh, các tổ chức, các thánh sở Cao Đài .
3.3. Đánh giá khả năng hội nhập quốc tế của đạo Cao Đài trên thế giới  trong các thập niên gần đây.
3.4. Nhận định về thuận lợi khó khăn trong mối quan hệ giữa các Hội Thánh, các Thánh sở trong nước với các Thanh thất , các Tổ chức Cao Đài ở nước ngoài  (qua các hoạt động  truyền đạo, đào tạo chức sắc chức việc, nghiên cứu giáo lý, từ thiện . . .)
4-. Thể lệ viết bài
a) Thời hạn gửi tóm tắt và nộp toàn văn bài viết
- Thời hạn nộp tóm tắt bài viết: trước ngày 15/8/2024;
- Thời hạn nộp toàn văn bài viết: trước ngày 30 / 8/ 2024.
b) Đối tượng tham gia viết bài: Chức sắc của các tổ chức tôn giáo, giảng viên, nghiên cứu viên, các Trường Đại học, Viện nghiên cứu tôn giáo và những cá nhân có quan tâm đến chủ đề của Hội thảo.
c) Quy cách gửi bài viết
- Ngôn ngữ viết bài: tiếng Việt;
- Bài viết được đánh máy trên một mặt giấy khổ A4 (210 x 297 mm), font chữ Times New Roman (Unicode), cỡ chữ 14, lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2,5 cm, lề dưới 2,5 cm (kể cả hình ảnh), cách dòng 1,5 lines;
- Bài viết gửi về Ban Tổ chức bao gồm: Tiêu đề; Tóm tắt (khoảng 150-200 chữ); Từ khóa (3-5 từ); Nội dung tham luận (không quá 7 000 từ, chưa bao gồm Danh mục Tài liệu tham khảo);
- Các tham luận đạt yêu cầu sẽ được chọn báo cáo tại Hội thảo và chọn công bố trên Sách kỷ yếu Hội Thảo.
- Việc trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ thực hiện theo “Quy định trích dẫn và chống
đạo văn ”
- Các tham luận đạt yêu cầu sẽ được chọn báo cáo tại Hội thảo và chọn công bố trên Sách kỷ yếu Hội thảo (có chỉ số ISBN) được xuất bản bởi Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
- File bài viết toàn văn được đặt tên: tên tác giả, tên bài viết vắn tắt.docx
- Địa chỉ gửi bài: Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 171B, đường Cống Quỳnh,   Phường Nguyễn Cư Trinh Q1, TP.HCM hoặc email :
ienchi@gmail.com
Ban Tổ chức trân trong kính mời quý vị tham gia cuộc Hội thảo với chủ đề trên đây hướng về Kỷ niệm 100 năm Đạo Cao Đài. Nhiệt tình tham gia của quý vị là sự đóng góp quý báu cho sự phát triển của toàn đạo.
TP. HCM, ngày 26 tháng 6 năm 2024
TM Ban Tổ Chức Hôi Thảo
Thiên Chí ( Tham Lý Minh Đạo / BTV /CQPTGL ĐĐ )
 
 
 
 
 
Nơi nhận:
-  Ban Thường Trực Các Hội Thánh và Tổ chức Cao Đài
_ Phòng Cao Đài / Ban Tôn Giáo Chính Phủ
_ Viện Nghiên cứu Tôn giáo Ban Tôn Giáo CP
_ Các các nhà ngiên cứu tôn giáo, các chức sắc lãnh đạo tôn giáo Cao Đài