Nên xem qua
- Các hoat động gần đây của Tổ chức LG Gửi ngày 08/09/2014
- CAO ĐÀI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN RA THẾ GIỚI Gửi ngày 28/12/2021
- Chớ để bản năng nổi dậy (Bài viết/Tham luận-Nghiên cứu) Gửi ngày 11/08/2014
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO 10 CÁC HỘI THÁNH & TỔ CHỨC TRONG ... Gửi ngày 19/05/2017
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
- VỀ VIỆC KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH QUYỀN (23-8-Bính Dần, 1926) Gửi ngày 29/05/2023
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
- LỄ VÀ KHIÊM Gửi ngày 10/12/2021
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
TINH THẦN PHỤNG SỰ CỘNG ĐỒNG THEO CAO ĐÀI GIÁO (Bài viết/Tham luận-Nghiên cứu)
Gửi ngày 08/10/2014
THEO CAO ĐÀI GIÁO
Hình trên : Đạo Cao Đài (TN) hoạt động từ thiện tại Th.thất Đặng Giang Hà Nội (nguồn: www.caodaibanchinhdao.org)
Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chủ trương phương tu nhập thế, người tu không cách biệt với xã hội nhân sinh để chỉ lo cho riêng mình, mặc cho cuộc đời đau khổ, mà phải đem Đạo vào đời để hoán cải cuộc đời bằng những giá trị đạo đức chân chánh. Thánh giáo Cao Đài dạy:
“Người vào đạo tu thân không có nghĩa là trốn lánh việc đời, mà phải hòa mình trong việc đời để trước hoàn thiện hóa bản thân mình, rồi hoàn thiện hóa những người khác (…) đừng bao giờ có ý nghĩ này: vào đạo để độc thiện kỳ thân, đóng cửa tự luyện phép mầu để chấp cánh bay bổng cung Tiên, hoặc vào hang sâu rừng thẳm tịnh luyện nội ngoại công phu để làm tướng Trời dẹp loạn. Nếu trong khi đó, quốc gia mất chủ quyền, non nước suy vi, cửa nhà tan nát, xóm làng tan hoang, dân tộc nô lệ, thì sự tu ấy không có nghĩa gì hế(1)
Theo giáo lý Cao Đài, làm người trên cõi thế là đã mặc nhiên thọ nhận sứ mạng làm người, thay Trời điều hành cai quản thế giới nhân sinh. Chính từ sứ mạng vi nhân mà mối liên quan mật thiết giữa Trời và người được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Thượng Đế ban cho con người một gia tài vĩ đại là nguồn nguyên liệu vật chất nơi cõi hữu giới, đồng thời cũng chia cho con người trí tuệ siêu việt của Ngài để con người đến cõi trần làm sứ mạng vi nhân bớt chỗ dư, bồi chỗ thiếu để làm cho cuộc sống nơi chốn hữu hình có đầy đủ tính chất chân thiện mỹ, như một người thợ làm vườn sáng tạo cắt xén, vun trồng để biến khu rừng hoang vu thành một ngôi vườn đẹp đẽ với muôn ngàn kỳ hoa dị thảo.
Đức Thượng Đế dạy: “Từ bến khởi nguyên, con ra đi vương một sứ mạng trong hai đoạn đường: một đem Đại Đạo lập đời; hai trở về với Đại Đạo.” Như vậy, con người đến trần gian này, không phải ngẫu nhiên đến rồi đi một cách vô ích. Con người đến thế gian là bước vào trường huấn luyện, để thực hành những hiểu biết, kinh nghiệm, học tập, làm việc, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt tinh thần, suốt cuộc đời phải vượt bao nhiêu chướng ngại, chịu bao nhiêu thử thách để làm tròn sứ mạng làm người.
Trên tinh thần đó, người tín đồ Cao Đài khi nhập môn vào đạo là đã chọn lựa con đường tu hành, lấy giới quy làm khuôn mẫu, sửa tánh tu tâm, học hỏi giáo lý để mở mang tâm thức, lúc hướng ngoại thì công quả giúp đời, khi quay về nội tâm thì luyện kỷ tu đơn, thực hành sống Đạo, tập đức hy sinh để làm tròn vai trò thay Trời hoằng giáo.
“Ngoài cộng tác đắp bồi đại chúng
Trong rèn tâm nhật dụng thường hành
Tâm này tự thỉ hư linh
Căn trần không nhiễm, vô minh khó tầm”(2)
Do vậy, để làm tròn sứ mạng vi nhân, con người không thể nào không đi qua con đường phụng sự nhân sanh. Đó chính là sứ mạng cao cả mà Trời đã ban phát cho con người.
Ngöôøi xaû thaân möu caàu lôïi chuùng,
Laøm ích chung quoác chuûng an hoøa.
Gioáng noøi ta theå moät cha,
Thuù caàm nhôn loaïi cuõng baø con chung.
Phụng sự con người, phụng sự cộng đồng là một trong những điều bắt buộc đối với người tín đồ Cao Đài, nằm trong pháp môn tu hành của người tín đồ trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi là Tam Công, gồm ba công: Công trình, Công quả , Công phu.
Một cách khái quát, Công trình là tu thân, hoàn thiện hóa bản thân để trở nên một người hiền lương, đạo đức. Công quả là giúp đời, làm ích lợi cho đời, tức tự nguyện phụng sự cộng đồng, phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân loại. Công phu là thiền định để thân thể được mạnh khỏe, tâm hồn được thư thái, an lạc, thanh cao để linh hồn được siêu sinh giải thoát sau khi rời bỏ xác thân.
Thánh giáo Cao Đài dạy, Công quả chỉ thực sự có giá trị khi việc phụng sự cộng đồng hoàn toàn xuất phát từ tình thương, vì ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội, vì ý thức rằng sự có mặt của mình trong cuộc đời này, từ khi sinh ra đời là mặc nhiên phải thọ ơn biết bao người khác quanh mình mình phải đền đáp trong đạo làm người: ơn trời đất, ơn cha mẹ tổ tiên, ơn dân tộc giống nòi, nhân loại và ơn thầy dạy, gọi là Tứ ân trọng đại. Chính vì vậy söï cống hiến sở năng, sở hữu của mình cho xã hội, vừa có tính tự mưu sinh, cũng vừa có tính đáp đền ơn xã hội, đồng bào, cho sự sinh tồn của cộng đồng loài người.
Tinh thần phụng sự cộng đồng còn phải đặt trên nền tảng “Phá chấp” tức là không phân biệt màu da, sắc tóc, hay tôn giáo, mà giúp người chỉ vì tất cả nhân loại đều cùng chung cội nguồn Thượng Đế, đều là anh em cùng chung một Đấng Cha Trời.
Cao cả hơn, giáo lý Cao Đài nhắc nhở tinh thần phụng sự cộng đồng còn hàm chứa ý nghĩa của lòng hy sinh. Một cách cụ thể, phải đặt quyền lợi chung của mọi người, của xã hội của nhân loại lên trên quyền lợi cá nhân. Điều gì làm lợi cho mình, cho gia đình mình mà thiệt hại cho người, cho cộng đồng, thì phải hy sinh từ bỏ. Thánh giáo Cao Đài dạy:
“Lòng hy sinh là hiến dâng tất cả những gì ích kỷ của riêng mình cho kẻ khác. Hy sinh từ việc nhỏ đến việc lớn.(…).Hy sinh lời nói cay đắng đau khổ xấu hổ nhục nhã cho kẻ khác trong lúc trái ý nóng giận bực bội. Hy sinh những tranh tụng làm tha nhân tán gia bại sản để đạt được nguồn lợi bất chính cho lòng tham vọng nảy sinh. Hy sinh mọi lạc thú riêng tưích kỷ xa hoa phung phí để giúp đỡ người đời trong lúc thiếu thuốc thiếu cơm màn trời chiếu đất……Sự hy sinh luôn tác dụng của nó là giúp đời.”(3)
Công quả từ việc nhỏ đến việc lớn. Đừng nghĩ người có tiền của giàu có mới có cơ hội phụng sự cộng đồng. Mỗi người tùy khả năng của mình mà làm, công quả nào cũng có giá trị của nó. Sự hy sinh một nắm gạo của người nghèo khó cho kẻ bất hạnh hơn mình có giá trị ngang bằng tiền muôn bạc vạn của người giàu có.
Điều quan trọng là tinh thần phụng sự nhân sanh, phụng sự cộng đồng phải đặt trên nền tảng vô vụ lợi: vô công, vô kỷ, vô cầu, vô danh. Chính tinh thần vô vụ lợi mới có thể cảm hóa người khác, gián tiếp mời gọi người khác theo đường đạo đức, góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội, tạo dựng sự bình an cho cộng đồng loài người, như lời dạy của Thiêng Liêng :
“Tâm linh phải trong sạch sáng suốt và bình đẳng nhưnhiên ngõ hầu thể hiện thái độ hành vi hoàn toàn đạo đức, nói những lời nói, làm những việc làm đều có thể xem nhưkhuôn vàng thước ngọc, cho mọi người cảm hóa noi theo mà không cần một lời quyến rũ, Dù chẳng được toàn bích nhưthế, miễn gần được gần giống nhưvậy cũng đãgiúp Trời phổ hóa nhơn sanh phần nào rồi. Và khi giúp trời làm theo lẽ chánh, thức tỉnh nhân tâm thì chưhiền đệ hiền muội đãgián tiếp giúp cho xã hội một viên gạch, một công trình khá vĩ đại rồi đó.”(4)
Mặt khác, giúp người, giúp đời bằng tinh thần vô vụ lợi, theo giáo lý Cao Đài chính là tạo nên công đức cho chính mình như lời Thánh giáo: “Cái vốn của công đức là tâm từ huệ, bác ái, vị tha, giúp người quên mình trong lúc người hoạn nạn khổ đau. Những việc làm do tâm từ huệ, bác ái, vị tha, dầu lớn dầu nhỏ cũng đều là công đức.”(5)
Tóm lại, để có thể thực hiện sứ mạng phụng sự nhân sanh, người tín đồ Cao Đài trước hết phải tự độ mình, hoàn thiện hóa bản thân mình, diệt trừ mọi tính xấu của phàm ngã tối tăm, để chơn tâm hiển lộ, thấy người là mình bằng tình thương tự nhiên, giúp đỡ người khác bằng những việc thiết thực trong sở năng, sở hữu của mình; giúp người khác bằng những lời nói đạo lý giúp người thức tỉnh, quay về đường thiện, góp phần cải tạo xã hội cho được tốt đẹp.
Với tinh thần đó, Người tín đồ Cao Đài tâm niệm phải tu học rèn luyện cho mình một tấm lòng bác ái, bao dung rộng mở, không chỉ thương người đồng loại mà còn thương cả chúng sanh muôn loài, bởi vì ý thức rằng tất cả tuy trình độ tiến hóa khác nhau nhưng cùng chung một cội nguồn Thượng Đế. Từ tình thương đó, sẽ không còn những chia cách phân biệt giống nòi, màu da, sắc tóc hay so đo kỳ thị giai cấp, chủng tộc sang hèn. Hơn thế nữa, người tín đồ Cao Đài còn phải thương kẻ ghét mình để mà giúp đỡ, cảm hóa, hoàn thiện họ để xứng đáng với hồng ân mà Đức Thượng Đế đã ban cho.
HỒNG PHÚC (Biên tập viên)
___________________________________________________
[1] Đức Quan Thánh Đế Quân- NTTT , 15-2 Kỹ Dậu
[2] Đức Đông Phương Chưởng Quản, CQPTGL, 15-6 Canh Thân
[3] Đức Quan Âm Bồ Tát- Minh Lý Thánh Hội, 17-3 Kỷ Dậu (03-5-1969).
[4] Đức Lê Đại Tiên - Ngọc Minh Đài, 09-5 Tân Hợi (02-6-1971).
[5] Vĩnh Nguyên Tự, 10-5 Đinh Tỵ (25-6-1977).