Nên xem qua
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- LỜI DẪN KHAI MẠC HỘI THẢO Gửi ngày 23/11/2024
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
- Chớ để bản năng nổi dậy (Bài viết/Tham luận-Nghiên cứu) Gửi ngày 11/08/2014
- TỪ Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI PHẦN II ( TẾP ... Gửi ngày 11/12/2024
- TỪ Ý THỨC HỆ CAO ĐÀI đến KỶ NGYÊN THÁNH ĐỨC Gửi ngày 11/12/2024
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- TỪ TYT HỆ CAO ĐÀI ĐẾN KY NGUYEN THÁNH ĐỨC (TIEP THEO ... Gửi ngày 11/12/2024
- TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD Gửi ngày 29/05/2023
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
TỪ TYT HỆ CAO ĐÀI ĐẾN KY NGUYEN THÁNH ĐỨC (TIEP THEO PHẦN II )
Gửi ngày 11/12/2024
3.2. Xây dựng con người chính danh
Muốn hoàn hảo hóa xã hội, phải hoàn thiện con người. Thánh xưa có câu : “Nhứt nhựt khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân.”[1]
Các Đấng lại nói:
“Chí thành là chỉ bản thể của con người, còn gọi chí thánh là chỉ công dụng của con người”.[2]
Vậy xây dựng con người chính danh cũng là xây dựng con người sứ mạng.
“Trời, Đất, Người, cùng chung nguyên lý,
Gồm âm dương tú khí ngũ hành
Bản lai chơn tánh trọn lành,
Đóng vai phụ tướng tài thành hóa công.”[3]
Chỗ chính vị của con người, đạo học gọi là ngôi Trung Hòa giữa Thiên địa vạn vật, mà thế pháp Di Lạc hạ ngươn sửa loạn thành trị, đổi cùng thành thông, chuyển bỉ thành thới đòi hỏi con người phải đứng ở ngôi Trung Hòa hay ngôi Hoàng Cực mới thực hiện được thế pháp ấy. Nói cách khác, chính mỗi con người phải tìm thấy một Di Lạc Chủ Nhơn Hoàng Cực nơi Chơn Tâm mới được nhận lãnh sứ mạng cơ đạo Kỳ Ba.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
“Từ bi, bác ái, công bình, chính trực, đại đồng; năm căn bản này sẽ thể hiện Di Lạc Thiên Tôn. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; đó là ngôi Hoàng Cực. (…) Chư đạo hữu được hạnh ngộ Tam kỳ ân xá, trong thời Di Lạc cứu thế Hạ Nguơn, đã giác ngộ phải hoàn toàn giác ngộ, đã tu hành phải thực sự tu hành, đừng tìm ở không gian một bóng mờ viễn tượng. Phải nhìn vào chính bản thân của chư đạo hữu, không thiên tả, không thiên hữu, diệt trừ tam độc, thực hành năm căn bản đã nói trên, được vậy sẽ đứng vững trong thế pháp Di Lạc, cùng dự Hội Long Hoa.”[4]
Năm căn bản: từ bi, bác ái, công bình, chính trực, và đại đồng, được chư vị Tiền Khai Đại Đạo gọi là “thế ngũ hành sơn” để con người Đại Đạo có thể “chống vững lâu đài nhân thế”:
“Một xã hội thượng nguơn sẽ được xây dựng trên nền tảng của Đại Đạo: công bình, chính trực, bác ái, từ bi, đại đồng. Hỡi ai đang tha thiết với tiền đồ Đại Đạo, hãy dụng thế ngũ hành sơn chống vững lâu đài nhân thế.”[5]
Con người chính danh là con người đúng nghĩa có đầy đủ nhân tính, nhân văn, đạo đức, xứng đáng đứng trên muôn vật và tiến hóa không ngừng. Đó là con người đủ đầy Nhân Trí Dũng.
“Muốn phối thiên phải gột rửa lòng trần,
Muốn tịch diệt đủ đầy nhân trí dũng.
Nhân là thương khắp muôn loài vạn chúng,
Không biệt phân nòi giống lạ hay quen;
Cũng không chia cao thấp sang hèn,
Thương kẻ ghét mình mà lo tế độ.”[6]
Đó là người biết phát huy Nhân bản của mình:
“Cõi hậu thiên thân sanh vào đó,
Điểm tiên thiên sẵn có nơi thân,
Là mầm sống, là nguyên thần,
Là Trời, là Đạo, là nhân của người.”[7]
4. Đại Đồng
4.1. Thế nào là “Đại Đồng”, theo giáo lý Đại Đạo?
Từ mấy thập niên sau cùng của thế kỷ 20 khoa học phát triển mạnh mẽ trên mọi lãnh vực. Công kỹ nghệ sản xuất hàng hóa gia tăng ồ ạt đồng thời các phương tiện thông tin giao thông trở nên nhanh chóng và tỏa rộng trên toàn cầu. Do đó phát sinh nhu cầu toàn cầu hóa. Nghĩa là người ta tìm cách phân phối, phổ biến mọi sản phẩm làm ra trên toàn thế giới (sản phẩm vật chất lẫn tinh thần).
Mới nghe, chúng ta nghĩ rằng “toàn cầu hóa” là một khuynh hướng tốt, đáng hoan nghinh vì nó đem tiện ích lại cho mọi người. Nhưng gần đây trên thế giới nổi lên những phong trào chống toàn cầu hóa. Tại sao?
Vì toàn cầu hóa về mặt thương mãi là chiếm lĩnh thị trường trên toàn cầu. Mặt khác, toàn cầu hóa về mặt công nghệ là độc quyền về kỹ thuật. Nguy hiểm hơn nữa là toàn cầu hóa về mặt chính trị quân sự.
Vậy toàn cầu hóa khác biệt hay trái nghịch với đại đồng.
Và thế nào là “đại đồng”?
Tự điển Việt Pháp Hoa của Gustave Hue định nghĩa Đại Đồng là concorde universel: sự hòa hợp giữa mọi người.
Chữ universel trong tiếng Pháp dịch chữ “đại đồng” rất hay, vì trong quyển Le Dico de la philosophie, Bertrand Vergely giải thích:
“L’universel désigne ce quy rassemble tous les hommes. Unité d'une diversité, comme son nom l'indique, l'universel n'est pas le général. Car, si le général est une unité sans diversité fondée sur le même caractère que l'on retrouve chez tout le monde, l'universel est, au contraire, une unité dans la diversité, quy n'abolit pas l'individualité, par exemple.”[8]
[Đại đồng chỉ cái gì tập hợp tất cả mọi người. Đúng như từ ngữ Universel (Uni-versel) ám chỉ đại đồng là sự hợp nhứt của đa dạng, đại đồng không phải là bao quát (général). Vì nếu sự bao quát là thuần nhứt không còn đa dạng do có cùng một tính chất thể hiện nơi tất cả mọi người, thì đại đồng (universel), trái lại, là sự hợp nhứt giữa đa dạng, nên nó không xóa bỏ cá tính của mỗi người chẳng hạn]
Trong kinh Dịch, Soán truyện của quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhơn ( Thung Zăn Hexagram) có câu:
“Đồng nhơn vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên, kiền hành dã. Văn minh dĩ kiện, trung chính nhi ứng, quân tử chính dã. Duy quân tử nhi năng thông thiên hạ chí.” (Thung Zăn (or 'Union of men') appears here (as we find it) in the (remote districts of the) country, indicating progress and success. It will be advantageous to cross the great stream. It will be advantageous to maintain the firm correctness of the superior man.)[9]
Câu này có nghĩa là: Người quân tử thực hiện được chính sách đại đồng với thiên hạ thì làm được việc lớn, nhờ ở sự sáng suốt, dũng mãnh, đem lòng trung chính mà tương ứng tương hiệp với người đồng tâm. Đó là bậc quân tử thông suốt được chí hướng của thiên hạ.
Ơn Trên, qua cơ bút tại Minh Lý Thánh Hội, giảng thêm về câu này như sau:
“(...) Truyện của Trình Di nói: Chí của thiên hạ muôn thứ khác nhau, lý thì có một. Đấng Quân Tử biết rõ về lý, cho nên có thể thông được chí của người thiên hạ. Đấng Thánh Nhơn coi lòng của ức triệu người cũng như một lòng, là thông về lý mà thôi.
Văn vẻ sáng suốt thì có thể thông về lý, cho nên mới rõ về nghĩa Đại đồng; lại mạnh mẽ sáng suốt thì có thể thắng được lòng riêng tây của mình, nghĩa là quên lòng cá nhơn, để chung lo việc của toàn thể đồng bào, cho nên làm xong trọn được hết cái đạo Đại đồng. Như thế rồi mới có thể trung chính, hợp với sự đi của Trời, cùng là chí của người thiên hạ bốn phương.”[10]
Vì vậy, đại đồng còn có nghĩa bao gồm đồng nhất và thống nhất.
Đồngcó nghĩa là hòa hợp, hợp nhất, thích hợp, đoàn tụ. Đồng, theo từ nguyên, là cái vung, cái nắp,ăn khớp với cái miệng bình. Đồng như vậy là hợp nhất, không phải nguyên những gì giống nhau, mà còn hợp nhứt những gì khác nhau, để bổ sung lẫn cho nhau, như nắp với bình.
Nhất, dĩ nhiên, có nghĩa là toàn bộ, toàn bích, căn cốt sinh ra vạn sự.
Đồng nhấtlà hòa hợp mọi dị biệt cho thành một toàn bộ.
Thống nhất(thống: nguyên là đầu mối) là tìm lại cho được mối quan hệ thiên nhiên sẵn có, sống gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau, để trở thành một thống thể sung mãn giúp nhau đi đến hoàn hảo, thành toàn.[11]
Bởi vậy "đại đồng" không phải là làm cho thiên hạ đồng nhất bằng cách độc tôn, độc quyền, tất cả mọi người phải phục tùng một người, một tổ chức, một tôn giáo, một quốc gia vô điều kiện.
Ngược lại "đại đồng" là sự tương ứng, tương giao, tương hợp giữa mọi người, giữa các dân tộc, quốc gia để đồng chia xẻ trách nhiệm và quyền lợi chung trong khi thực hiện một mục đích tốt đẹp cho con người.
Thế giới đại đồng phải là tổng hợp của quyền con người của mỗi người, của sứ mạng làm người, bao hàm bản sắc và trách vụ của tất cả các dân tộc trong công cuộc bảo tồn sự sống, nền văn minh và sự tiến hóa của nhân loại.
Mối liên hệ giữa đại đồng và thuần chơn vô ngã:
“Nên cũng ta mà hỏng cũng ta,
Chính ta là Phật cũng là ma;
Thử xem vứt cái ta đi quách,
Thế sự lo chi chẳng thuận hòa.”[12]
4.2. Thực hiện đại đồng nhân loại
Tam Kỳ Phổ Độ là cơ cứu độ toàn diện con người và toàn thể nhân loại, nghĩa là cải thiện đời sống tâm linh lẫn nhân sinh để xây dựng xã hội nhân hòa trên nền tảng nhân bản, an lạc và tiến bộ tại thế gian.
Nhân loại đại đồng là sự liên kết hợp tác giữa các dân tộc để đồng phát triển, đồng thừa hưởng văn minh nhân loại và giữ vững hòa bình thế giới.
Đại đồng vừa là mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, vừa là hệ quả của công cuộc xây dựng con người chính danh, tức quá trình quy nhân.
“An bang tế thế lắm người mong,
Ngặt nỗi nhân tâm chẳng đại đồng
Xáo thịt nồi da còn diễn biến,
Hòa bình chi đó khó hoài mong”[13]
Và phải đạt đến :
“Tình dân tộc đổi tình nhân loại
Nghĩa nước non ra nghĩa đại đồng”[14]
Chúng ta đã được dạy Tam Kỳ Phổ Độ là thời kỳ "tái tạo dinh hoàn" nghĩa là đã đến lúc kết thúc một chu kỳ vận hành của vũ trụ vạn vật tại địa cầu này và khởi đầu một chu kỳ mới giống như mùa Xuân trở về với vạn vật sau khi trời đất đã chuyển luân qua Hạ Thu Đông.
Vậy Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được khai minh để lập đời Thượng nguơn Thánh đức tức là xây dựng một mùa xuân lâu dài cho nhân loại, cho nên mục đích của Đạo là "Thế đạo đại đồng" Sứ mạng đại đồng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có những đặc điểm sau đây :
Trên nền tảng của các đặc điểm đó, mục tiêu "đại đồng" sẽ đạt đến bằng thế nhân hòa mà ba tiêu chuẩn để đánh giá là Nhân bản, An lạc và Tiến bộ:
4.3. Các giai đoạn thực hiện đại đồng nhân loại
Thánh ngôn của Đức Chí Tôn trong đàn cơ tại Vĩnh Nguyên Tự, đêm mùng một tháng ba năm Kỷ Mão, năm đạo thứ 14, đã dạy về các giai đoạn thực hiện đại đồng như sau:
“Đại là toàn cả nhân loại. Đồng là cả thảy đều đặng hưởng thú hạnh phúc thiên nhiên.
Thầy chỉ rõ nữa thì Đại Đồng rất có danh từ, chưa hề có trụ tướng bao giờ; hễ có trụ tướng thì còn có phái chi, nhưng hiện nay, dân trí nầy, nếu không dùng trụ tướng thì chẳng có chỗ duy nhất, nếu không duy nhất thì còn phái chi, nên Thầy định phân Đại Đồng ra làm bốn thời kỳ: Kỳ thứ nhứt là ĐẠI ĐỒNG LÝ THUYẾT, thứ hai là ĐẠI ĐỒNG CÔNG DỤNG, thú ba là ĐẠI ĐỒNG CHỦ NGHĨA, thứ tư là ĐẠI ĐỒNG THÀNH LẬP.
Qua thánh ngôn trên đây của Đức Chí Tôn thì bốn giai đoạn thực hiện Đại Đồng lần lượt có mục đích như sau.
Đại Đồng Lý Thuyết nhằm trang bị tư tưởng Đại Đồng cho nhân sanh. Tư tưởng đó đã được Thầy tóm tắt:
“Chính mình Thầy đến đây để tá danh độ đời, thì một cái chơn tánh như như bình đẳng, gieo từ nơi tối mà dắt người đến chỗ sáng, mượn vật chất mà rèn đúc tinh thần, thể hữu hình mà làm vô tướng, từ sai biệt cho đến bình đẳng, từ sắc tướng đến hư vô, từ chi phái đến đại đồng, từ nhân thân đến xã hội đều đặng hoàn toàn; tùy theo mỗi đứa, muốn ăn cơm hay là ăn bánh, làm như thế để tiêu ma khối dục vọng của các con, hết dục vọng thì thế giới mới hòa bình, càn khôn mới an tịnh. “[16]
Đại Đồng Công Dụng nhằm dạy cho nhân sanh tự chứng nghiệm Thượng Đế ở nội tâm đồng thời thể hiện tình thương với đồng loại phát xuất từ chơn tánh và tư tưởng bình đẳng, tinh thần quy nguyên hiệp nhứt.
Đại Đồng Chủ Nghĩa và Đại Đồng Thành Lập nhằm củng cố, canh tân Pháp Chánh Truyền - Tân Luật, sau khi toàn đạo và nhân sanh “đã an tịnh”, không còn chia rẻ, để cơ Đạo thống nhất và phù hợp trình độ tiến hóa của thời đại.
Muốn hoàn hảo hóa xã hội, phải hoàn thiện con người. Thánh xưa có câu : “Nhứt nhựt khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân.”[1]
Các Đấng lại nói:
“Chí thành là chỉ bản thể của con người, còn gọi chí thánh là chỉ công dụng của con người”.[2]
Vậy xây dựng con người chính danh cũng là xây dựng con người sứ mạng.
“Trời, Đất, Người, cùng chung nguyên lý,
Gồm âm dương tú khí ngũ hành
Bản lai chơn tánh trọn lành,
Đóng vai phụ tướng tài thành hóa công.”[3]
Chỗ chính vị của con người, đạo học gọi là ngôi Trung Hòa giữa Thiên địa vạn vật, mà thế pháp Di Lạc hạ ngươn sửa loạn thành trị, đổi cùng thành thông, chuyển bỉ thành thới đòi hỏi con người phải đứng ở ngôi Trung Hòa hay ngôi Hoàng Cực mới thực hiện được thế pháp ấy. Nói cách khác, chính mỗi con người phải tìm thấy một Di Lạc Chủ Nhơn Hoàng Cực nơi Chơn Tâm mới được nhận lãnh sứ mạng cơ đạo Kỳ Ba.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
“Từ bi, bác ái, công bình, chính trực, đại đồng; năm căn bản này sẽ thể hiện Di Lạc Thiên Tôn. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; đó là ngôi Hoàng Cực. (…) Chư đạo hữu được hạnh ngộ Tam kỳ ân xá, trong thời Di Lạc cứu thế Hạ Nguơn, đã giác ngộ phải hoàn toàn giác ngộ, đã tu hành phải thực sự tu hành, đừng tìm ở không gian một bóng mờ viễn tượng. Phải nhìn vào chính bản thân của chư đạo hữu, không thiên tả, không thiên hữu, diệt trừ tam độc, thực hành năm căn bản đã nói trên, được vậy sẽ đứng vững trong thế pháp Di Lạc, cùng dự Hội Long Hoa.”[4]
Năm căn bản: từ bi, bác ái, công bình, chính trực, và đại đồng, được chư vị Tiền Khai Đại Đạo gọi là “thế ngũ hành sơn” để con người Đại Đạo có thể “chống vững lâu đài nhân thế”:
“Một xã hội thượng nguơn sẽ được xây dựng trên nền tảng của Đại Đạo: công bình, chính trực, bác ái, từ bi, đại đồng. Hỡi ai đang tha thiết với tiền đồ Đại Đạo, hãy dụng thế ngũ hành sơn chống vững lâu đài nhân thế.”[5]
Con người chính danh là con người đúng nghĩa có đầy đủ nhân tính, nhân văn, đạo đức, xứng đáng đứng trên muôn vật và tiến hóa không ngừng. Đó là con người đủ đầy Nhân Trí Dũng.
“Muốn phối thiên phải gột rửa lòng trần,
Muốn tịch diệt đủ đầy nhân trí dũng.
Nhân là thương khắp muôn loài vạn chúng,
Không biệt phân nòi giống lạ hay quen;
Cũng không chia cao thấp sang hèn,
Thương kẻ ghét mình mà lo tế độ.”[6]
Đó là người biết phát huy Nhân bản của mình:
“Cõi hậu thiên thân sanh vào đó,
Điểm tiên thiên sẵn có nơi thân,
Là mầm sống, là nguyên thần,
Là Trời, là Đạo, là nhân của người.”[7]
4. Đại Đồng
4.1. Thế nào là “Đại Đồng”, theo giáo lý Đại Đạo?
Từ mấy thập niên sau cùng của thế kỷ 20 khoa học phát triển mạnh mẽ trên mọi lãnh vực. Công kỹ nghệ sản xuất hàng hóa gia tăng ồ ạt đồng thời các phương tiện thông tin giao thông trở nên nhanh chóng và tỏa rộng trên toàn cầu. Do đó phát sinh nhu cầu toàn cầu hóa. Nghĩa là người ta tìm cách phân phối, phổ biến mọi sản phẩm làm ra trên toàn thế giới (sản phẩm vật chất lẫn tinh thần).
Mới nghe, chúng ta nghĩ rằng “toàn cầu hóa” là một khuynh hướng tốt, đáng hoan nghinh vì nó đem tiện ích lại cho mọi người. Nhưng gần đây trên thế giới nổi lên những phong trào chống toàn cầu hóa. Tại sao?
Vì toàn cầu hóa về mặt thương mãi là chiếm lĩnh thị trường trên toàn cầu. Mặt khác, toàn cầu hóa về mặt công nghệ là độc quyền về kỹ thuật. Nguy hiểm hơn nữa là toàn cầu hóa về mặt chính trị quân sự.
Vậy toàn cầu hóa khác biệt hay trái nghịch với đại đồng.
Và thế nào là “đại đồng”?
Tự điển Việt Pháp Hoa của Gustave Hue định nghĩa Đại Đồng là concorde universel: sự hòa hợp giữa mọi người.
Chữ universel trong tiếng Pháp dịch chữ “đại đồng” rất hay, vì trong quyển Le Dico de la philosophie, Bertrand Vergely giải thích:
“L’universel désigne ce quy rassemble tous les hommes. Unité d'une diversité, comme son nom l'indique, l'universel n'est pas le général. Car, si le général est une unité sans diversité fondée sur le même caractère que l'on retrouve chez tout le monde, l'universel est, au contraire, une unité dans la diversité, quy n'abolit pas l'individualité, par exemple.”[8]
[Đại đồng chỉ cái gì tập hợp tất cả mọi người. Đúng như từ ngữ Universel (Uni-versel) ám chỉ đại đồng là sự hợp nhứt của đa dạng, đại đồng không phải là bao quát (général). Vì nếu sự bao quát là thuần nhứt không còn đa dạng do có cùng một tính chất thể hiện nơi tất cả mọi người, thì đại đồng (universel), trái lại, là sự hợp nhứt giữa đa dạng, nên nó không xóa bỏ cá tính của mỗi người chẳng hạn]
Trong kinh Dịch, Soán truyện của quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhơn ( Thung Zăn Hexagram) có câu:
“Đồng nhơn vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên, kiền hành dã. Văn minh dĩ kiện, trung chính nhi ứng, quân tử chính dã. Duy quân tử nhi năng thông thiên hạ chí.” (Thung Zăn (or 'Union of men') appears here (as we find it) in the (remote districts of the) country, indicating progress and success. It will be advantageous to cross the great stream. It will be advantageous to maintain the firm correctness of the superior man.)[9]
Câu này có nghĩa là: Người quân tử thực hiện được chính sách đại đồng với thiên hạ thì làm được việc lớn, nhờ ở sự sáng suốt, dũng mãnh, đem lòng trung chính mà tương ứng tương hiệp với người đồng tâm. Đó là bậc quân tử thông suốt được chí hướng của thiên hạ.
Ơn Trên, qua cơ bút tại Minh Lý Thánh Hội, giảng thêm về câu này như sau:
“(...) Truyện của Trình Di nói: Chí của thiên hạ muôn thứ khác nhau, lý thì có một. Đấng Quân Tử biết rõ về lý, cho nên có thể thông được chí của người thiên hạ. Đấng Thánh Nhơn coi lòng của ức triệu người cũng như một lòng, là thông về lý mà thôi.
Văn vẻ sáng suốt thì có thể thông về lý, cho nên mới rõ về nghĩa Đại đồng; lại mạnh mẽ sáng suốt thì có thể thắng được lòng riêng tây của mình, nghĩa là quên lòng cá nhơn, để chung lo việc của toàn thể đồng bào, cho nên làm xong trọn được hết cái đạo Đại đồng. Như thế rồi mới có thể trung chính, hợp với sự đi của Trời, cùng là chí của người thiên hạ bốn phương.”[10]
Vì vậy, đại đồng còn có nghĩa bao gồm đồng nhất và thống nhất.
Đồngcó nghĩa là hòa hợp, hợp nhất, thích hợp, đoàn tụ. Đồng, theo từ nguyên, là cái vung, cái nắp,ăn khớp với cái miệng bình. Đồng như vậy là hợp nhất, không phải nguyên những gì giống nhau, mà còn hợp nhứt những gì khác nhau, để bổ sung lẫn cho nhau, như nắp với bình.
Nhất, dĩ nhiên, có nghĩa là toàn bộ, toàn bích, căn cốt sinh ra vạn sự.
Đồng nhấtlà hòa hợp mọi dị biệt cho thành một toàn bộ.
Thống nhất(thống: nguyên là đầu mối) là tìm lại cho được mối quan hệ thiên nhiên sẵn có, sống gắn bó, liên kết chặt chẽ với nhau, để trở thành một thống thể sung mãn giúp nhau đi đến hoàn hảo, thành toàn.[11]
Bởi vậy "đại đồng" không phải là làm cho thiên hạ đồng nhất bằng cách độc tôn, độc quyền, tất cả mọi người phải phục tùng một người, một tổ chức, một tôn giáo, một quốc gia vô điều kiện.
Ngược lại "đại đồng" là sự tương ứng, tương giao, tương hợp giữa mọi người, giữa các dân tộc, quốc gia để đồng chia xẻ trách nhiệm và quyền lợi chung trong khi thực hiện một mục đích tốt đẹp cho con người.
Thế giới đại đồng phải là tổng hợp của quyền con người của mỗi người, của sứ mạng làm người, bao hàm bản sắc và trách vụ của tất cả các dân tộc trong công cuộc bảo tồn sự sống, nền văn minh và sự tiến hóa của nhân loại.
Mối liên hệ giữa đại đồng và thuần chơn vô ngã:
“Nên cũng ta mà hỏng cũng ta,
Chính ta là Phật cũng là ma;
Thử xem vứt cái ta đi quách,
Thế sự lo chi chẳng thuận hòa.”[12]
4.2. Thực hiện đại đồng nhân loại
Tam Kỳ Phổ Độ là cơ cứu độ toàn diện con người và toàn thể nhân loại, nghĩa là cải thiện đời sống tâm linh lẫn nhân sinh để xây dựng xã hội nhân hòa trên nền tảng nhân bản, an lạc và tiến bộ tại thế gian.
Nhân loại đại đồng là sự liên kết hợp tác giữa các dân tộc để đồng phát triển, đồng thừa hưởng văn minh nhân loại và giữ vững hòa bình thế giới.
Đại đồng vừa là mục đích của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, vừa là hệ quả của công cuộc xây dựng con người chính danh, tức quá trình quy nhân.
“An bang tế thế lắm người mong,
Ngặt nỗi nhân tâm chẳng đại đồng
Xáo thịt nồi da còn diễn biến,
Hòa bình chi đó khó hoài mong”[13]
Và phải đạt đến :
“Tình dân tộc đổi tình nhân loại
Nghĩa nước non ra nghĩa đại đồng”[14]
Chúng ta đã được dạy Tam Kỳ Phổ Độ là thời kỳ "tái tạo dinh hoàn" nghĩa là đã đến lúc kết thúc một chu kỳ vận hành của vũ trụ vạn vật tại địa cầu này và khởi đầu một chu kỳ mới giống như mùa Xuân trở về với vạn vật sau khi trời đất đã chuyển luân qua Hạ Thu Đông.
Vậy Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được khai minh để lập đời Thượng nguơn Thánh đức tức là xây dựng một mùa xuân lâu dài cho nhân loại, cho nên mục đích của Đạo là "Thế đạo đại đồng" Sứ mạng đại đồng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có những đặc điểm sau đây :
- Đề cao nhân vị, xây dựng ý thức làm người đúng nghĩa: Con người là sinh vật tiến hóa cao nhứt trong vạn vật.
- Phổ độ và tận độ, giác ngộ nhân sanh không phân biệt chủng tộc, nam nữ, căn trí và giai cấp.
- Thờ Thượng Đế, tức thờ Bản thể tuyệt đối của tâm linh, xiển dương giáo lý Đại Đạo làm giáo lý thuần nhứt cho các tôn giáo. Phục hồi nhân bản lập thành giá trị đại đồng cho toàn nhân loại.
- Hoàn thiện hóa cuộc sống thế gian, đồng thời hướng đến giải thoát xuất thế gian.
Trên nền tảng của các đặc điểm đó, mục tiêu "đại đồng" sẽ đạt đến bằng thế nhân hòa mà ba tiêu chuẩn để đánh giá là Nhân bản, An lạc và Tiến bộ:
- Nhân bản là giá trị đồng nhất, giá trị tiên quyết của bản chất con người, điều kiện tuyệt đối của bản thể đại đồng nhân loại.
- An lạc là giá trị hiệp hòa, là hệ quả của tương trợ, hợp tác, nhân nghĩa, của đại đồng kinh tế xã hội.
- Tiến bộ là giá trị sáng tạo, là hiệu năng của trí tuệ con người, cộng với các tiêu chuẩn trên làm cho thế nhân hòa càng vững bền và đại thể nhân loại đại đồng sẽ biến thế gian thành thiên đàng cực lạc.
4.3. Các giai đoạn thực hiện đại đồng nhân loại
Thánh ngôn của Đức Chí Tôn trong đàn cơ tại Vĩnh Nguyên Tự, đêm mùng một tháng ba năm Kỷ Mão, năm đạo thứ 14, đã dạy về các giai đoạn thực hiện đại đồng như sau:
“Đại là toàn cả nhân loại. Đồng là cả thảy đều đặng hưởng thú hạnh phúc thiên nhiên.
Thầy chỉ rõ nữa thì Đại Đồng rất có danh từ, chưa hề có trụ tướng bao giờ; hễ có trụ tướng thì còn có phái chi, nhưng hiện nay, dân trí nầy, nếu không dùng trụ tướng thì chẳng có chỗ duy nhất, nếu không duy nhất thì còn phái chi, nên Thầy định phân Đại Đồng ra làm bốn thời kỳ: Kỳ thứ nhứt là ĐẠI ĐỒNG LÝ THUYẾT, thứ hai là ĐẠI ĐỒNG CÔNG DỤNG, thú ba là ĐẠI ĐỒNG CHỦ NGHĨA, thứ tư là ĐẠI ĐỒNG THÀNH LẬP.
- Đây, Thầy giải cho rành thời kỳ thứ nhứt: là ĐẠI ĐỒNG LÝ THUYẾT, Thầy phải lập một phái người để đi truyền bá tư tưởng cho nhơn sanh đều đặng biết thời kỳ “ĐẠI ĐỒNG” sẽ “THỐNG NHẤT QUY NGUYÊN”, hầu đến chỗ tự nhiên cực lạc, thế thì những con lãnh hành đạo trong thời kỳ nây phải hoàn toàn hạnh đức, đủ nghị lực lưu hành khắp nơi để đặt vào óc nhơn sanh một tư tưởng ĐẠI ĐỒNG. Nếu đặng hoàn toàn sẽ đến thời kỳ thứ hai là:
- ĐẠI ĐỒNG CÔNG DỤNG: đương bây giờ nhơn sanh đang ở giữa một cảnh cát bay đá chạy, gió bụi ồn ào, thì cần biểu chúng nó nhắm đôi mắt lại định thần chẳng nên xao xuyến qua lại, và chúng nó hết sức chủ tâm niệm tưởng rằng Thầy vẫn ở nơi bản tâm của nó, hằng hộ trì nó, lại nhắc nhở nó phải có một cái cảm tình thương yêu đặc biệt đối với những người đang ngộ cảnh như nó vậy, ấy là nhơn sanh đều phải từ CÔNG DỤNG ĐẠI ĐỒNG lần đến đặng chủ nghĩa.
- ĐẠI ĐỒNG CHỦ NGHĨA: Nhơn sanh đã đại đồng tất thành một chủ nghĩa, mỗi đứa đều an tịnh vững vàng, rồi Thầy sẽ chọn các anh con đễ quyền lập Hội thánh một ngày nào, lập định lại những chánh sách chơn truyền của Thầy giao cho các con một tấm bản đồ đã qùy vâng thọ lãnh trước mặt Thầy khi xưa, chừng đó mới hiệp nhau về tổ đình Tây Ninh cho Thầy hội Vạn linh mà thăng thưởng, tùy theo đức hạnh công quả mỗi con. Con nào đáng chứng vị, Thầy sẽ lập vị, còn con nào kém đức Thầy tùy công nó mà thưởng dụng.
- ĐẠI ĐỒNG THÀNH LẬP: Các con đã hiệp lại nơi Tòa thánh rồi, Thầy sẽ ngự đến hội Vạn linh để sắp đặt chánh thể của Đạo lại cho hợp với trình độ nhơn sanh, và Thầy sẽ làm cho cao thượng hơn xưa nữa để lưu truyền vạn cổ.”[15]
Qua thánh ngôn trên đây của Đức Chí Tôn thì bốn giai đoạn thực hiện Đại Đồng lần lượt có mục đích như sau.
Đại Đồng Lý Thuyết nhằm trang bị tư tưởng Đại Đồng cho nhân sanh. Tư tưởng đó đã được Thầy tóm tắt:
“Chính mình Thầy đến đây để tá danh độ đời, thì một cái chơn tánh như như bình đẳng, gieo từ nơi tối mà dắt người đến chỗ sáng, mượn vật chất mà rèn đúc tinh thần, thể hữu hình mà làm vô tướng, từ sai biệt cho đến bình đẳng, từ sắc tướng đến hư vô, từ chi phái đến đại đồng, từ nhân thân đến xã hội đều đặng hoàn toàn; tùy theo mỗi đứa, muốn ăn cơm hay là ăn bánh, làm như thế để tiêu ma khối dục vọng của các con, hết dục vọng thì thế giới mới hòa bình, càn khôn mới an tịnh. “[16]
Đại Đồng Công Dụng nhằm dạy cho nhân sanh tự chứng nghiệm Thượng Đế ở nội tâm đồng thời thể hiện tình thương với đồng loại phát xuất từ chơn tánh và tư tưởng bình đẳng, tinh thần quy nguyên hiệp nhứt.
Đại Đồng Chủ Nghĩa và Đại Đồng Thành Lập nhằm củng cố, canh tân Pháp Chánh Truyền - Tân Luật, sau khi toàn đạo và nhân sanh “đã an tịnh”, không còn chia rẻ, để cơ Đạo thống nhất và phù hợp trình độ tiến hóa của thời đại.
chương 3.
ĐƯỜNG LỐI HÀNH ĐẠO VÀ SỐNG ĐẠO: VI NHÂN
Trong lãnh vực tôn giáo, chúng ta thường nghe các từ ngữ “hành đạo”, “học đạo” hơn là hai chữ Sống đạo.
Thật ra hành đạo, học đạo cũng là sống đạo. Nhưng Sống Đạo muốn ám chỉ toàn bộ cuộc sống giờ giờ phút phút của người biết đạo. Đó là một cuộc sống thực tiễn giữa gia đình, giữa xã hội với một ý thức thể hiện ý nghĩa của đời sống, một nỗ lực thực hành đạo lý giữa cuộc đời.
Bởi thế, nói sống mà thêm chữ đạo là có ý đề cập đến một cuộc sống cho ra sống, sống đích thực. Nói chữ đạo đi liền với chữ sống là muốn ám chỉ sự hành đạo thực tiễn ngay đời sống hằng ngày. Chứ bản thân sự sống đã là Đạo, bản thân của Đạo đã là sự sống.
Bởi vậy, hai chữ “Sống đạo” sẽ nhắc cho chúng ta:
- Giá trị của sự sống, lẽ sống.
- Giá trị của cuộc đời.
- Giá trị của một giai đoạn tiến hóa quan trọng.
Do đó, đường lối hành đạo và sống đạo của Cao Đài là đường lối vi nhân, nghĩa là sống xứng đáng cương vị và nghĩa vụ làm người.
1. Thiên Nhân hiệp nhất
“Thượng Đế từ trên cõi mịt mù,
Người đời thiện nguyện dốc lòng tu,
Tạo cơ cảm ứng thiên nhân hiệp;
Mới có thông công có tạc thù.”[17]
Từ ngữ “cảm ứng” nói đến năng lực đồng cảm giữa hai chủ thể có thiên hướng giao tiếp với nhau. “ Thông công” chính là hệ quả giao tiếp nhờ có cảm ứng. “Tạc thù” : thù tạc 酬酢 chủ khách mời rượu lẫn nhau; đi lại với nhau để tỏ tình thân[18] Ở đây ý nói Trời-người đối đãi nhau.
Vậy điều kiện của khả năng “Thiên nhân hiệp nhất” là cảm ứng, muốn có cảm ứng với Trời con người cần có quá trình rèn luyện tức “dốc lòng tu”.
Nhưng, quả thật Thượng Đế ngự ở cõi xa xôi “mịt mù” quá thì cuộc thông công không hề đơn giản. May thay! Các đạo giáo, trong đó có Cao Đài giáo đều xác minh Thượng đế vừa hiện hữu ngoại tại lẫn nội tại:
“Ngoài trời Thượng Đế bao la,
Trong lòng vạn tượng cũng là Chí Tôn” (Quảng Đức Chơn Tiên, thánh giáo tại Minh Lý Thánh Hội năm 1981)
Đạo Cao Đài được thành lập và phát triển bằng đường lối Thiên nhân hiệp nhứt. Thực hiện thế Thiên nhân hiệp nhứt là vận dụng các nguyên lý “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể” và “Nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù quy nhứt bổn”
Như thế từ quan điểm quy nguyên, người Cao Đài vừa tu học sao cho hiểu được thiên lý để hành đạo hợp với Thiên cơ.
1.1. Vai trò của “Thiên Nhân hiệp nhất” trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Con người là một tiểu vũ trụ, con người có khả năng liên thông - hiệp nhất với Trời, tức Thượng Đế Đại linh quang và với các Đấng Thiêng Liêng. Đức Chí Tôn dạy:
“Con biết con là ai đó chăng ?
Con ôi, Lý Đạo ráng tầm phăng;
Con là không phải tâm phàm xác,
Con vốn Chơn Thần Thượng Đế ban.
Thầy với các con đồng nhứt lý,
Con cùng Thầy một khối Linh Quang,
Xác con tứ đại thân hình tạm,
Xác thể bộ đồ trẻ mặc hằng.”[19]
Vậy cái yếu lý Thiên nhân hiệp nhứt được kết hợp bởi hai điều kiện siêu mầu mà Tạo Hóa đã đặt định nơi con người là:
- Chơn Thần Thượng Đế.
- Bộ máy Tiểu thiên địa.
Bao nhiêu đó đủ cho con người làm một Thiên hạ tối linh.
Nên Thánh giáo có dạy :
"Con người khi hiểu thông đạo lý, tìm mấu chốt là cái chìa khóa liên hệ giữa người và Trời, thì con người sẽ tự tu tự tạo, tự lập, tự tiến cho mình trở nên hàng thần thánh tiên phật dễ dàng".[20]
“Chỗ tương hiệp, Trời, Ta có một.
Lối giao thông tiên tục không hai;
Chơn Như soi sáng thân này,
Đó là Đại Đạo trong ngoài trần gian.”[21]
Đối với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Thiên nhơn hiệp nhứt chẳng những là đạo pháp để thực hành Thiên Đạo giải thoát mà còn là nguyên tắc để thực hiện sứ mạng xây dựng thế giới đại đồng và tiến hóa tâm linh cho nhơn loại.
1.2. Con đường phản bổn hoàn nguyên là con đường Thiên Nhân hiệp nhất
Con đường phản bổn hoàn nguyên là con đường Thiên nhân hiệp nhất để vừa thi hành sứ mạng vừa là con đường tiến hóa sau cùng để đạt đến cứu cánh hiệp nhứt với Thượng Đế Đại Linh Quang.
Đức Vô Cực Từ Tôn dạy:
“Các con phải khải nhập được Đạo ở chính mình rồi mới được sứ mạng Thiên ân, thì do nơi đạo tự nhiên mà tu tiến”[22]
Thế nên, chữ “Thiên” trong câu “Thiên nhơn hiệp nhứt “ phải được hiểu theo nghĩa rất sinh động là đức háo sanh của Thượng Đế, là thiên ý cứu độ chúng sanh.
Nhưng đó chỉ mới là một chiều của thế “Thiên nhơn hiệp nhứt”. Vì nếu con người là một sinh vật ù lì, không biết tự giác, không chủ động, không cầu tiến, thì thì cứu cánh “Thiên nhơn hiệp nhứt” mặc nhiên là bể cả ở cuối dòng sông, chứ nhân sanh không được thấm nhuần ơn cứu độ. Bởi vậy, “Thiên nhơn hiệp nhứt” còn phải hiểu là công cuộc thi hành thiên mạng để trải khắp đức hiếu sinh của Thượng Đế đồng thời với tình thương giữa con người và con người.
Tóm lại nguyên tắc của con đường “phản bổn hoàn nguyên” là thể nghiệm và thực hành thế “Thiên nhơn hiệp nhứt” từ khởi điểm đế tận cuối con đường. Sứ mạng thiên ân chính là sứ mạng “Thiên nhơn hiệp nhứt”.
2. Tâm Vật bình hành
Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng danh từ vũ trụ hay càn khôn thế giới. Nhưng “vũ trụ” và “càn khôn” chỉ gợi cho ta hình ảnh lớn rộng vô cùng, vô biên của không gian mà không nêu lên được chủ thể chứng thực cái vô cùng, vô biên đó. Đạo gia bèn dùng 2 chữ Tâm Vật để chỉ sự biến hiện khôn lường của vạn vật vạn sự trong trạng huống vừa chủ quan, vừa khách quan.
Tâm là chủ thể, vật là khách thể; nói nôm na, Tâm vật vừa ám chỉ vũ trụ, vừa xác minh có “con người” chứng minh sự hiện hữu của vũ trụ
.
Nhưng đề tài không những chỉ muốn nói đến tính cách hiện hữu tương đối đó mà còn tiến lên một bước đề cập đến đường lối, thái độ xử sự, ứng hóa cho tâm cho vật theo lẽ đạo tự nhiên. Đó là phương châm Tâm Vật Bình hành.
2.1. Thế nào là “Tâm vật bình hành”?
Tâmthuộc về vô vi, chỉ đời sống tâm linh, có tính chất xuất thế, xem đời sống thế gian là tạm bợ, không phải là cứu cánh tiến hóa của linh hồn; chú trọng việc thực hành những phương pháp dứt bỏ thất tình lục dục, cầu tu giải thoát.
Vậtthuộc về hữu vi, chỉ đời sống xã hội, đời sống thế gian, bao gồm những nhu cầu vật chất và những mối quan hệ giữa người và người, những nghĩa vụ từ trong gia đình đến xã hội , dân tộc, nhân loại, …
Bình hànhlà song hành; đồng thời thực hiện cả hai phương diện trong đời sống con người.
Do mục đích của Đạo Cao Đài là “ Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát”, nghĩa là vừa cải tạo xã hội, xây dựng thế giới hòa bình an lạc, vừa thực hiện đường lối tiến hóa tâm linh, đạt đến sự sống thiêng liêng bất diệt, nên ý thức hệ Cao Đài mang bản chất “Tâm vật bình hành”.
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dạy:
“Ý thức hệ đã ràng buộc con người với con người trong thế giới hiện hữu. Dầu muốn hay không muốn thì tâm vật song hành, hai phương diện trong một con người. Lìa vật không có tâm, bỏ tâm không có vật. Thế nên sứ mạng đại thừa là thực tiễn cứu cánh vạn khổ chúng sanh hòa mình trong xã hội nhân loại. Thể dụng ứng biến hình danh công cụ tâm vật bình hành. Tất cả đều hoàn hảo trong một cuộc sống ung dung tự do tự toại"[23]
2.2. Vai trò của “Tâm vật bình hành” trong ý thức hệ Cao Đài
Khi đề cập đến ý thức hệ Cao Đài trong “Thánh Thể của Đức Chí Tôn tại thế”[24], Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo đã dạy:
“Chư hiền cần nên lưu tâm về hình thức, vì hình thức cũng sẽ thể hiện là tạo thêm sự nhất trí của tâm hồn và uy lực của thế đạo trong công cuộc xây dựng tâm linh và cứu độ nhơn sanh. Đừng bảo đó là giả [mà] không lưu tâm. Có mấy ai chỉ mơ về bên kia bờ giác mà quên đóng con đò để vượt qua [cho] chắc chắn, an toàn, [vì] không Bát Nhã Thuyền nào chở đặng thân phàm xác thịt qua khỏi sông mê.”[25]
Lời dạy này cho thấy rằng ý thức hệ Cao Đài là một ý thức hệ được đặt trên sự bình hành giữa tâm linh và vật chất.
Từ quan điểm quy tâm, ý thức hệ Cao Đài dẫn đến đường lối "tâm vật bình hành", thể hiện nguyên tắc hành đạo nhất quán của Cao Đài là trung đạo. Quy tâm mà không duy tâm.
Tâm vật bình hành có nghĩa là: sau khi con người quay về với bản tâm để tự chủ chính mình, thì sự sống đạo phải toàn diện, tác động đến mọi thực tại vật chất lẫn tinh thần để hoàn thiện bản thân và hoàn thiện xã hội mà không rơi vào cực đoan, thiên lệch.
Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn có dạy:
“Biết tự chủ là người giác ngộ,
Sống tinh tường thấu chỗ huyền vi;
Vững vàng một cách linh tri,
Vô vi cùng với hữu vi nơi mình”[26]
“Vô vi cùng với hữu vi nơi mình”đồng nghĩa với "tâm vật bình hành"
Đức Chí Tôn cũng đã dạy:
“Đạo vô vi chấp tình cầu tánh,
Thế vô thường vạn hạnh dung thông;
Nhơn nhơn tự hữu chủ ông,
Hòa quang hỗn tục chí công vận hành”[27]
Như vậy, từ “Đạo vô vi” đến “thế vô thường”, Cao Đài đều có pháp môn để vận hành cơ đạo để hoàn thành sứ mạng cứu độ chúng sanh một cách toàn diện .
2.3. Đường lối “Tâm vật bình hành” trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Từ tôn chỉ “Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhứt” và mục đích “Thế đạo đại đồng, Thiên đạo giải thoát”, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã vạch ra đường lối hành đạo “Tâm vật bình hành” để thực hiện cơ cứu độ toàn diện từ đời sống nhân sinh đến tâm linh giải thoát:
“Có Trời Đất, có nhơn có vật,
Có đạo mầu Trời Đất định phân
Thế nên khắp chốn hồng trần,
Đều do Lý Đạo tạo phần hữu vô.
Lý Đạo vẫn bày phô mọi cảnh,
Lý Đạo là Thiên Tánh phát ban;
Chẳng riêng tu sĩ đạo tràng,
Chẳng riêng xuất thế tham thoàn mà thôi.
(…)
Người tu niệm là toan giải thoát,
Thoát những gì ? Cực lạc nơi đâu ?
Trong khi nhân loại đau sầu,
Làm sao độc thiện, làm sao thanh nhàn
Muốn giải thoát tìm đàng lánh tục
Muốn trở về cõi phúc thiên nhiên;
Hiểu rằng: Lý Đạo vô biên,
Thường hành nhựt dụng không riêng cảnh nào.”[28]
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo cũng đã từng khẳng định đường lối hành đạo đó:
“Từ xưa các tôn giáo được tạo lên để giải quyết tâm linh, nhưng Tam Kỳ Phổ Độ, Thầy phải trao cho chư hiền, cho dân tộc nầy một quyền pháp đạo để lập thành quyền pháp đạo thực thể thuần chánh để cứu thế.
(…) Quyền pháp đạo thực thể cứu thế phải có trách nhiệm trên toàn thể nhơn loại. Không phải chỉ giải quyết vấn đề tâm linh, chính là giải quyết toàn diện cá thể con người.”[29]
Huấn từ của Đức Chí Tôn dạy luôn luôn hành đạo nhất quán theo đường lối trung dung – trung đạo của Đại Đạo:
“Chuyển nhân dục loạn thành thế trị,
Hoằng đạo cơ chơn lý hiển dương;
Quân bình tâm vật kỷ cương,
Thần hình cu diệu tứ phương cộng đồng.”[30]
Tóm lại, đường lối “Tâm vật bình hành” là đường lối song hành nhập thế và xuất thế. Người đạo Cao Đài phải là người văn minh tiến bộ, có đầy đủ kiến thức văn hóa, khoa học, triết học,… mới có đủ năng lực hoàn thiện bản thân và thi hành thế đạo; đồng thời, cũng phải học tập, tu tập, trau giồi giáo lý, đạo học, trì thủ Tam công để tâm linh tiến hóa theo thiên đạo.
3. Phục hồi nhân bản
3.1. Nhân bản
Qua sự tổng hợp đúc kết của triết gia André Niel, có thể rút ra những định nghĩa Nhân Bản của các nhà nhân bản luận hiện đại như sau:[31]
- Nhân bản là tính chất toàn diện, và hiệu năng phổ quát của con người phóng khai từ bản vị rốt ráo nhất của con người chính danh ráp thành cuộc sống hội nhập với thế giới thực tiễn và thúc đẩy sự tiến hóa không ngừng.
- Nhân bản là tính chất sinh động của nhân tính được con người thể hiện ra trong cuộc sống.
- Nhân bản không phải là sự biết con người (tri nhân) mà là sự thể hiện con người (hành nhân), thực hiện con người tự thân và cả nhân quần.
- Nhân bản là chủ hướng thuần khiết hóa nhân tính không ngừng, tạo điều kiện khai phóng cho con người thăng tiến không ngừng.
- Nhân bản là sự thể hiện cuộc sống con người đích thực trong tương quan hài hòa với cộng đồng nhân loại và gắn bó với cứu cánh là siêu vật thể của vũ trụ.
Tính nhân văn của văn hóa, văn học, giáo dục, nghệ thuật.
Văn học là phương tiện phong phú để phát huy văn hóa. Nhưng muốn nó là thứ Văn hóa có thể “đưa dân tộc từ chỗ đồi trụy đến chỗ thanh cao”, phải có tính nhân bản.
Văn học phải lấy con người làm trung tâm.
Phải nêu lên được giá trị con người.
Đề cao tình người, mối liên hệ tốt đẹp bình đẳng có tình thương giữa người và người.
Văn chương bình dân như ca dao, hát ru, hò vè, hát quan họ, hát bài chòi... Thi văn đơn giản như Gia huấn ca của Nguyễn Trãi, Châm biếm như Ngụ ngôn của La Fontaine, do tính nhân bản đã trở thành bất hủ.
Những tác phẩm đồ sộ của các văn hào, thi hào ca tụng những anh hùng, vĩ nhân hay nói lên ước vọng làm người đúng nghĩa của kẻ nô lệ, của người cùng khổ... đều có tính nhân bản.
Ở nước ta từ đầu thế kỷ 15 (1442) Vua Lý Thánh Tông đã cho lập Văn miếu. Nơi đây đã dựng bia 80 vị tiến sĩ. Đây là một di tích đánh dấu truyền thống quí trọng văn học văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Giáo dục : Giáo dục là công tác đào tạo con người, tức là truyền đạt kiến thức và xây dựng nhân cách.
Tính nhân bản của giáo dục đòi hỏi phải giúp cho đối tượng có óc sáng tạo trong lãnh vực tri thức và một nhân cách tự do linh hoạt.
Đó là những điều kiện để mỗi cá nhân có thể tự phát huy tiềm năng và nhân tính.
Trong giáo lý Đại Đạo, Ơn Trên dạy :
Nhân bản là các căn bản nhân tính; là nhân tính đơn thuần.
Nhân bản là giá trị của con người chính danh; là yếu tố để tạo thế nhân hòa.
Nhân bản là tình cảm thiêng liêng mà Thượng Đế Chí Tôn dành cho mỗi con người. [32]
Nhân bản là truyền thống gia tộc và xã hội dân tộc.
Nhân bản là chí hướng đại đồng nhân loại. [33]
Nhân bản là chân dung của con người hoàn thiện.
Qua các định nghĩa từ triết học đến giáo lý trên, có thể phát triển cơ cấu của Nhân bản gồm :
Nhân tính bẩm sinh
Truyền thống nhân sinh
Chí hướng đại đồng
Lý tưởng tiến hóa.
3.2. Vai trò của “Phục hồi nhân bản” đối với mục đích tận độ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Muốn xây dựng con người chính danh, con người hoàn thiện, đường lối của Đạo Cao Đài là quay về với điểm Tiên Thiên sẵn có nơi mỗi con người, tức là “quy nhân” hay phục hồi nhân bản. Nhân ở đây là mầm sống, là Nguyên Thần, là Trời, là Đạo trong mỗi con người.
Đối với mục đích tận độ của Tam Kỳ Phổ Độ, nhằm xây dựng kỷ nguyên Thánh đức cho toàn nhân loại, giá trị nhân bản phải được đề cao trong mọi sinh hoạt xã hội, trong mọi lĩnh vực giáo dục, văn hóa, chính trị, kinh tế….; tức là phải xây đắp được một “nền nhân” cho thế giới.
“Nền nhân xây đắp cuộc sinh tồn
Giữa cõi trần hoàn gọi Thế tôn;
Vạn sử lưu lai hiền thánh phật,
Giai do nhất mạch xuất huyền môn”[34]
3.3. Vai trò của “phục hồi nhân bản” trong Ý thức hệ Cao Đài
Nếu gọi “ý thức hệ” là hệ thống tư tưởng và quan điểm chỉ đạo đường lối hành động, thì trong lãnh vực tôn giáo, ý thức hệ Cao Đài chỉ đạo đường lối hành đạo của người tín đồ Cao Đài.
Nghiên cứu giáo lý Đại Đạo, chúng ta đã thấy ý thức hệ Cao Đài không phải là duy tâm hay duy vật, không là Thượng Đế hữu ngã hay vô ngã, không là độc thần hay đa thần, mà là một ý thức hệ Đại Đạo, nghĩa là dẫn đến một tầm nhìn viên dung “nhứt thể-nhất nguyên-quy nguyên” trước vũ trụ, trong đó CON NGƯỜI là một chủ thể có bản vị cao quí và quyền năng vô hạn để tự tiến hóa và thúc đẩy vạn vật chúng sanh đồng tiến hóa.
Bởi thế, “phục hồi nhân bản” vừa là điều kiện vừa là mục tiêu đề con người nhận lãnh và thực hiện cơ cứu độ kỳ ba.
Xin nhắc lại thánh ngôn của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ :
“Cái bản vị cao quý nhất của con người đối với vạn vật vạn linh cũng là cái rất quan trọng với chính nó trong cuộc sống toàn diện, là sống theo đúng bản vị của con người trong ý nghĩa bất tử bất biến.” [35]
4. Thuần chơn vô ngã
4.1. Thế nào là “Thuần chơn vô ngã”?
Thuần chơn: thuần có nghĩa tinh ròng, không pha trộn một chút gì khác; chơn là thật. Ở đây “chơn” (chân) là chơn lý, thuần chơn là hoàn toàn chơn chánh.
Vô ngã: Không có cái “ngã” tức cái ta không chơn chánh hay “giả ngã”
Một việc làm “thuần chơn vô ngã” là hành động hoàn toàn đúng theo chơn lý, đúng với đạo lý, không để cho tư tâm, tư ý xen vào làm sai lệch mục đích chơn chánh. Bởi vì tư tâm, tư ý ấy phát sinh từ giả ngã, tức cái ta do thất tình lục dục làm chủ .
Trái với “giả ngã” là “chơn ngã”. Chơn ngã là cái Ta thật, cái Ta do bản tánh thiện lương hay “nguơn thần” thọ bẩm nơi Trời làm chủ. Còn “giả ngã” do “thức thần “ làm chủ. Trong Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Chí Tôn có dạy :
“Vậy con người cần phải phân biệt cái nào là nguơn thần, cái nào là thức thần, sự nào chơn, điều nào giả? Có khi thức thần muốn làm chuyện quấy quá tội tình, vô đạo đức, mà trong đó lại có nguơn thần không chịu cho làm những chuyện quấy quá ấy.
Nguơn thần muốn làm điều gì ích lợi chung, còn thức thần toan bề ích kỷ. Sự nào không cắn rức lương tâm là của nguơn thần muốn vậy; còn sự nào nhức nhối lương tâm là thức thần ham muốn khiến sai. (…) Phải biết nhơn tâm, đạo tâm khác xa; giả thân, chơn thân hai thứ.”[36]
Do cái Ngã của con người có chơn có giả, nên con người luôn đứng trước hai nẽo đường siêu và đọa, khiến con người luôn phải nỗ lực để tiến hóa:
“Người sanh tại thế gian, kết hợp bởi tinh huyết tạo thành, cùng tổng hợp của các chất động tịnh, nóng mát, cứng mềm và chìm nổi, để bao bọc giác linh tâm thức, tiểu châu thiên vận chuyển trong đại châu thiên. Nhưng đến khi những chất ấy đã hoại theo luật thâu tàn, thì cái danh mà người đời đặt cho hình thức bản thể để mà gọi, sẽ tiêu tan theo không gian và chỉ còn dư âm lại theo thời gian. Thế nên, người đời trong cõi vô thường này, có giác linh tâm thức, đã sử dụng và lưu lại cái danh như thế nào? Nếu không làm được bậc quân tử hiền nhân thánh triết, thì ngược lại sẽ làm chúng sanh hay tội đồ trong nhơn loại.”[37]
Vì vậy, sống ở thế gian, con người người phải mượn cái giả để tìm cái chơn, mượn cái Đạo của hiện tượng để tìm về cái Đạo của Bản Thể.
“Nương cõi tạm, mọi điều phải tạm,
Ở hồng trần chịu bám bụi trần;
Công bình Tạo Hóa cầm cân,
Ngửa tay thọ lãnh mỗi phần thưởng răn.
Bến hoạn đồ lăng xăng chen lấn,
Cõi vô thường lẫn bẩn lại qua;
Hỡi ôi! Sanh, tử, bịnh, già,
Trăm năm cửa tục vào ra bao lần.
Trước vật dục tâm thần sở tế,
Trong vọng hành trí tuệ vô minh;
Có mình ai biết đặng mình,
Nghiệp duyên vạn hữu bẩm sinh chốn nào ?”[38]
Nếu biết tá giả tìm chơn, con người sẽ không còn chấp nê giữa nhân và ngã:
“Đạo là con đường mà nhân loại hằng đi. Đạo là nguồn sống mà nhân loại hằng sống. Nếu người đời hiểu biết như vậy, không còn chấp nê nhân ngã. Người đời sẽ tự mình gìn giữ lương tri lương năng trong cái Bản Thể của con người. Tâm sẽ không phiền lụy, thân sẽ chẳng buộc trái oan, đạo lý cá nhân sẽ xây dựng trong ba mối năm giềng, mỹ tục thuần phong âu ca lạc nghiệp, nhà không đóng cửa ngoài đường chẳng lượm của rơi. Người đời khi hưởng được cái hạnh phúc thực tại, sẽ biết chân hạnh phúc. Người đời khi đã sống trong cái lý tương đồng của nhân loại, sẽ biết được cái lý tương quan của vũ trụ càn khôn. Niết bàn cực lạc đó, thần thánh tiên phật đó, nào có xa đâu.”[39]
Đó là ý thức hệ thuần chơn vô ngã.
4.2. Vai trò của “Thuần chơn vô ngã” trong sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Thuần chơn vô ngã là một ý thức hệ cần thiết để phát triển và duy trì công cuộc cứu độ trong mọi không-thời gian đối với nhân loại:
“Đối với sứ mạng tôn giáo muốn phát triển và duy trì lâu dài với không gian và nhân loại, cần có ý thức hệ vô ngã thuần chơn trong mọi vấn đề.”[40]
Xuất phát từ quan điểm “đại đồng”, đường lối hành đạo của Cao Đài là “thuần chơn vô ngã”. Thuần chơn vô ngã là không phân biệt ta người; không vì tư dục làm mất lẽ công bình, không ganh ghét tạo nên đối thù; mở lòng bao dung tạo thế nhân hòa.
Đức Giáo Tông Vô Vi dạy:
“Còn nương cõi tạm hồng trần
Vượt lên nhân ngã, thiên chân sáng ngời.”[41]
Đức Di Lạc Thiên Tôn dạy:
“Thế sự ngày nay đang đắm chìm trong nhân ngã tế chấp, và hệ lụy cái thế giới vô thường, thì đạo là phương cứu rỗi, là chiếc thuyền từ để giúp các hàng lãnh giáo có phương tiện đem diệu dược mà cứu khổ chúng sanh. Diệu dược ấy là chơn lý Đại Đạo.”[42]
Đức Vô Cực Từ Tôn dạy:
“Muốn tạo cảnh Thiên đàng cực lạc,
Phải dặn lòng giải thoát cho xong
Trong con vốn một tình không
Lo chi chẳng đặng đại đồng đệ huynh”
( KẾT THÚC )