LỄ VÀ KHIÊM

Gửi ngày 10/12/2021
LỄ VÀ KHIÊM

LỄ và KHIÊM
Thiện Chí st.
 
 
LỄ và KHIÊM là hai ĐỨC lón của người học trò và người trưởng thành, kể cả người có chúc phận trong xã hội. Trong Dịch lý, thánh hiền từng dạy hai đức này từ ngàn xưa để người quân tử "tiến đức tu nghiệp"
 
TRÍCH BÀI THÁNH NGÔN của Đức Thánh Trần:
"Phải theo câu “QUÂN TỬ TIẾN ĐỨC TU NGHIỆP”.
“Tiến Đức” nghĩa là sao? Là phải làm lòng lành được nẩy nở, phải xây dựng bản thân con người đạo đức, để tiến lên bực Thánh Hiền. Bắt đầu phải đi từ 1 đến 10; cần trải qua một chương trình thứ lớp. Phải công phu theo 9 quẻ sau nầy, để tiến đức của người quân tử.
 
1- LÝ, đức chi cơ (Thiên Trạch Lý)
2- KHIÊM, đức chi bỉnh (Địa Sơn Khiêm)
3- PHỤC, đức chi bản (Địa Lôi Phục)
4- HẰNG, đức chi cố (Lôi Phong Hằng)
5- TỔN, đức chi tu (Sơn Trạch Tổn)
6- ÍCH, đức chi vụ (Phong Lôi Ích)
7- KHỔN, đức chi biện (Trạch Thủy Khổn)
8- TỈNH, đức chi địa (Thủy Phong Tỉnh)
9- TỐN, đức chi chế (Tốn vi Phong)
 
1/- LÝ là học quẻ Thiên trạch Lý để tiến đức, bằng lòng cung kỉnh, hành chỉ đúng với Đạo lý, hợp với Lễ. Như thế gọi là “Lý, Đức Chi Cơ”.
Đức chi cơ nghĩa là: lấy lễ nghi, Đạo lý làm nền, cho công phu tiến đức. Lễ nghi khuôn phép đã có nền, ví như ta làm nhà phải xây nền móng trước vậy. NỀN đó là Lễ Phép.
 
2/- Lễ phép phải ở đức KHIÊM TỪ, nhường nhịn, hạ mình mà tôn kỉnh kẻ đạo cao đức lớn, nên gọi “Khiêm, đức chi bỉnh”. Bỉnh là cán cân. Cân cán để làm cái hạnh đạo sâu dày của người quân tử là Khiêm.
Trời nhờ Khiêm mà muôn vật gội ơn hằng sống, như tất cả vật ở trên không đều hướng hạ xuống trần, như: mây mưa, mùa tiết, mặt trời mặt trăng soi rọi cho muôn vật nhuần thấm, ấm áp sanh sôi. Đức Khiêm của đất rộng dày sâu, chứa đựng không từ một vật, dầu sạch hay dơ, kẻ lành hay đứa dữ, mà làm cho nó trưởng dưỡng, đủ sự tiêu dùng. Mặt trời lên cao phải hạ xuống, mặt trăng tròn phải khuyết mà mờ đi, nên đức Khiêm như mặt trăng chịu khuyết mà được tròn; mặt trời lặn mất, nhưng rồi lại lên cao, cao vút. Đức Khiêm hạ mình dưới hết, như biển ở chỗ thấp, nước muôn rạch đều đổ về. Vậy là Khiêm mà bỉnh cán! [. . .]
 
Nguồn : nhipcaugiaoly.com
 LỄ và KHIÊM
Thiện Chí st.
 
 
LỄ và KHIÊM là hai ĐỨC lón của người học trò và người trưởng thành, kể cả người có chúc phận trong xã hội. Trong Dịch lý, thánh hiền từng dạy hai đức này từ ngàn xưa để người quân tử "tiến đức tu nghiệp"
 
TRÍCH BÀI THÁNH NGÔN của Đức Thánh Trần:
"Phải theo câu “QUÂN TỬ TIẾN ĐỨC TU NGHIỆP”.
“Tiến Đức” nghĩa là sao? Là phải làm lòng lành được nẩy nở, phải xây dựng bản thân con người đạo đức, để tiến lên bực Thánh Hiền. Bắt đầu phải đi từ 1 đến 10; cần trải qua một chương trình thứ lớp. Phải công phu theo 9 quẻ sau nầy, để tiến đức của người quân tử.
 
1- LÝ, đức chi cơ (Thiên Trạch Lý)
2- KHIÊM, đức chi bỉnh (Địa Sơn Khiêm)
3- PHỤC, đức chi bản (Địa Lôi Phục)
4- HẰNG, đức chi cố (Lôi Phong Hằng)
5- TỔN, đức chi tu (Sơn Trạch Tổn)
6- ÍCH, đức chi vụ (Phong Lôi Ích)
7- KHỔN, đức chi biện (Trạch Thủy Khổn)
8- TỈNH, đức chi địa (Thủy Phong Tỉnh)
9- TỐN, đức chi chế (Tốn vi Phong)
 
1/- LÝ là học quẻ Thiên trạch Lý để tiến đức, bằng lòng cung kỉnh, hành chỉ đúng với Đạo lý, hợp với Lễ. Như thế gọi là “Lý, Đức Chi Cơ”.
Đức chi cơ nghĩa là: lấy lễ nghi, Đạo lý làm nền, cho công phu tiến đức. Lễ nghi khuôn phép đã có nền, ví như ta làm nhà phải xây nền móng trước vậy. NỀN đó là Lễ Phép.
 
2/- Lễ phép phải ở đức KHIÊM TỪ, nhường nhịn, hạ mình mà tôn kỉnh kẻ đạo cao đức lớn, nên gọi “Khiêm, đức chi bỉnh”. Bỉnh là cán cân. Cân cán để làm cái hạnh đạo sâu dày của người quân tử là Khiêm.
Trời nhờ Khiêm mà muôn vật gội ơn hằng sống, như tất cả vật ở trên không đều hướng hạ xuống trần, như: mây mưa, mùa tiết, mặt trời mặt trăng soi rọi cho muôn vật nhuần thấm, ấm áp sanh sôi. Đức Khiêm của đất rộng dày sâu, chứa đựng không từ một vật, dầu sạch hay dơ, kẻ lành hay đứa dữ, mà làm cho nó trưởng dưỡng, đủ sự tiêu dùng. Mặt trời lên cao phải hạ xuống, mặt trăng tròn phải khuyết mà mờ đi, nên đức Khiêm như mặt trăng chịu khuyết mà được tròn; mặt trời lặn mất, nhưng rồi lại lên cao, cao vút. Đức Khiêm hạ mình dưới hết, như biển ở chỗ thấp, nước muôn rạch đều đổ về. Vậy là Khiêm mà bỉnh cán! [. . .]