Nên xem qua
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
- LỄ VÀ KHIÊM Gửi ngày 10/12/2021
- TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD Gửi ngày 29/05/2023
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
- CAO ĐÀI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN RA THẾ GIỚI Gửi ngày 28/12/2021
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- ĐẠO CAO ĐÀI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG ... Gửi ngày 23/03/2019
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
- Chớ để bản năng nổi dậy (Bài viết/Tham luận-Nghiên cứu) Gửi ngày 11/08/2014
- Các hoat động gần đây của Tổ chức LG Gửi ngày 08/09/2014
Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên
Gửi ngày 01/01/1970
Từ thập niên những năm 20 đầu thế kỷ 20, khởi đầu từ ngôi nhà “Lư Bồng Đạo Đức” của cụ bà Nguyễn Thị Tứ tu theo Minh sư tại Ấp Láng Biển, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay) cơ bút dạy thiết lập đại hội Thiên Hoàng vào ngày mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Tý (1924); đại hội Địa Hoàng ngày 15 tháng 10 năm Ất Sửu (1925) và đại hội Nhơn Hoàng ngày 15 tháng 7 năm Bính Dần (1926), trong ba đại hội nầy, Ơn Trên dạy thành lập tông phái Tiên Thiên Đại Đạo trong Đạo Cao Đài. Sau đó, cơ bút chuyển lập nhiều nhà đàn dạy đạo trong vùng. Trong thập niên những năm 30 chư vị Phan Văn Tòng, Nguyễn Hữu Chính, Lê Kim Tỵ là những vị tiền phong được Ơn Trên hướng dẫn mở đầu cơ đạo Tiên Thiên. Lư Bồng Đạo Đức trở thành Thiên Thai Tịnh.
Về sau (khoảng năm 1933-1934) nơi đây được xây dựng Tòa Thánh đầu tiên của Phái Cao Đài Tiên Thiên gọi là Hội Thánh Tiên Thiên - Tòa Thánh Thiên Thai.
Hội Thánh Tiên Thiên do một Ban Chưởng Quản gồm bảy vị gọi là Thất Thánh điều hành. Tòa Thánh trung ương sau này đặt tại quận Sóc Sãi tỉnh Bến Tre, tức là Tòa Thánh Châu Minh .
Phái Tiên Thiên có nhiều chức sắc tài đức và khoáng đạt nên hoạt động rất đắc lực, trong vòng 4 năm đã thành lập gần đủ 72 thánh tịnh theo số ấn định. Hoạt động của Phái Tiên Thiên lan rộng khắp Tam Giang, (22) thu hút được quảng đại quần chúng vào đạo, kể cả giới trí thức.