Nên xem qua
- Chớ để bản năng nổi dậy (Bài viết/Tham luận-Nghiên cứu) Gửi ngày 11/08/2014
- LỄ VÀ KHIÊM Gửi ngày 10/12/2021
- VỀ VIỆC KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH QUYỀN (23-8-Bính Dần, 1926) Gửi ngày 29/05/2023
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- ĐẠO CAO ĐÀI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG ... Gửi ngày 23/03/2019
- CAO ĐÀI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN RA THẾ GIỚI Gửi ngày 28/12/2021
- Các hoat động gần đây của Tổ chức LG Gửi ngày 08/09/2014
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO 10 CÁC HỘI THÁNH & TỔ CHỨC TRONG ... Gửi ngày 19/05/2017
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
Thánh Thất Nam Thành
Gửi ngày 01/01/1970
Thánh Thất Nam Thành là hậu thân của Thánh Thất Cầu Kho
Thánh thất Cầu Kho là một trong những Thánh thất đầu tiên cơ Phổ độ Công truyền (đầu năm 1926), lập tại ngôi nhà ngói ba gian, cột gỗ vách ván của Ngài Đoàn Văn Bản, số 42 đường Général Leman (cuộc đất số 102 Trần đình Xu hiện nay, góc đường Cao Bá Nhạ). Trước đó, năm 1925, Ngài Đoàn Văn Bản đã thờ Đức Cao Đài theo sự hướng dẫn của Ngài Ngô Minh Chiêu.
"Nguyên ban đầu, mấy ông Trung, Kỳ, Cư Tắc, Sang, Hậu, Đức, Bản, Giảng mỗi đêm đều tựu lại khi ở nhà ông Trung (rue Testard Cho Lon), khi ở nhà ông Cư (rue Bourdais Saigon), khi ở nhà ông Bản (Cầu Kho) để cầu Thượng Đế giáng cơ dạy Đạo. Mà hễ mỗi lần có chư nhu đến xin nhập môn, Thượng Đế lại dạy phải đến Đại đàn Cầu Kho. Vì vậy mà nhà ông Bản thành ra một cái đàn lệ, rồi gọi là tiểu Thánh thất. Thánh thất Cầu Kho ban đầu rất chật hẹp, đồ đạt thiếu trước hụt sau, vì chủ nhà lúc bấy giờ đương ở trong vòng bấn chật, không đủ sức sắm đồ vật để thờ cho xứng đáng. Bàn thờ chỉ là một cái ghế ( tiếng người Nam bộ xưa gọi chiếc bàn nhỏ và thấp – NV) nho nhỏ bằng cây giá tị . "Thiên Nhãn" chỉ vẽ trong một mảnh giấy cao chừng ba tất, ngang độ hai tất tây. Chiếu đệm cũng không đủ trải mà lạy. Tình cảnh tuy nghèo mà mấy chục bổn đạo mới không hổ, cứ mỗi đêm thứ bảy là đến hầu đàn". (Nguyễn Trung Hậu – Đại Đạo Căn Nguyên – 1957 – Trang 22.)
Dần dần, nhờ đạo hữu liên tay chung góp, đến năm 1929, nơi đây trở nên một Thánh thất tương đối hoàn chỉnh: Chính giữa thờ Đức Thượng Đế, bên trái thờ Đức Quan Thánh, bên phải thờ Đức Quan Âm; phía trước có đủ chuông trống...
Đến năm 1948, ông Nguyễn Văn Phùng hiệp cùng ông Phan Thanh mời đạo hữu cũ họp tại nhà số 7 đường Cao Bá Nhạ (nhà ông Phùng), quyết tâm xây dựng lại Thánh thất Cầu Kho. Thánh thất mới được xây trên cuộc đất của Hui Bon Hoa (không lấy tiền cho mướn đất) trên đường Nguyễn Cư Trinh. Việc xây dựng đến cuối năm 1948 tạm xong. Ngày 30-10-1948, Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ đặt tên là Nam Thành Thánh thất. Địa chỉ hiện nay: 124-126 đường Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM.
(trích Lịch sử Đạo Cao Đài, Quyển I (Khai Đạo), Cơ Quan PTGL xuất bản)