VẠN GIÁO NHẤT LÝ

Gửi ngày 23/05/2016
VẠN GIÁO NHẤT LÝ
 VẠN GIÁO NHẤT LÝ

Qua diễn tiến lịch sử nhân loại bao gồm luôn lịch sử tôn giáo, từ tín ngưỡng thô sơ đến đa thần rồi độc thần, ngày nay trên thế giới, đất nước nào cũng có nhiều tôn giáo du nhập từ nước ngoài hoặc phát sinh trong bản địa. Đó là điều đáng mừng cho con đường xây dựng đạo đức từ cá thể đến cộng đồng xã hội.
Nhưng do nhiều xuất xứ khác nhau, mỗi tôn giáo có những bản sắc riêng tạo nên sự phân cách, khó thông cảm, thậm chí đố kỵ trong giới tín đồ giữa các tôn giáo.

Thật ra, cách nay trên 2.500 năm, Đức Lão Tử đã đề xướng chân lý đạt đến chiều sâu của tôn giáo tức Đạo. Đó cũng là chân lý vĩnh cửu, cứu cánh của tất cả đạo giáo, thể hiện tinh thần “vạn
giáo nhất lý”.Lão Tử Đạo Đức Kinh, chương 52 viết:

“Kiến tiểu viết minh, thủ nhu viết cường. Dụng kỳ quang, phục
quy kỳ minh, vô di thân ương, thị vi tập thường.”


(Thấy được tế vi mới là minh, giữ được mềm yếu mới là cường.
Dùng ánh sáng của Đạo, để quay về sự quang minh của Đạo, thân không sợ tai ương, đó là tìm về vĩnh cửu.)1

Do đó, tu học chủ yếu là tìm ra ánh sáng của Đạo để nương theo đó hành đạo trở về nguồn gốc, chính là chỗ “nhất lý” của vạn giáo.
Đức Lão Tử là một Giáo Tổ trong Nhị Kỳ Phổ Độ, đến thời Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế khai minh Đại Đạo, Ngài lâm phàm bằng thiên điển, xưng danh Thái Thượng Đạo Tổ, vẫn nhắc lại chân đạo ngàn xưa:2

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xuất hiện do Đấng Giáo chủ chí tôn chí trọng chủ quyền ban hành chánh pháp phổ độ nhơn sanh cho đến ngày này. Với tôn chỉ vạn giáo nhứt lý, đã nêu rõ và lần lần in sâu vào tâm linh của các hàng nguyên nhân thánh thiện…
Ngài dạy một Hội Thánh phải là một tác dụng “thủ trung" trong Tam Kỳ Phổ Độ.
Thủ đây không phải là giữ. Giữ riêng cho một nghĩa đơn phương của nó, mà thủ là đầu căn cơ Đại Đạo.
Trung đây không phải là ở giữa, mà trung là Lý duy nhứt của căn cơ…”

Ngài dạy thêm:
Hỡi môn sanh…, có còn nhớ câu này chăng? “Thiên trường địa cửu,
sở dĩ trường cửu giả dã, kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh. Thị dĩ Thánh nhân, kỳ hậu thân nhi thân tiên, kỳ ngoại thân nhi thân tồn.”3


(Trời dài, đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu chính vì không tư dục, không
mong cầu sự sống riêng tư, vì thế nên trường sinh. Do đó Thánh
nhân để thân ra sau mà thân ở trước; để thân ra ngoài mà thân còn.)

“Đạo pháp đã đưa môn sanh đến chỗ giác tuệ, thì đừng để một lớp bụi hồng nào phủ mờ làm cho môn sanh phải chịu nhiều chướng ngại trên đường tu niệm.… tất cả và tất cả, vân vân… đều là những phương tiện của hình thức, nếu có chứa đựng được chơn pháp siêu mầu chăng là ở nơi môn sanh vậy.
Lão cũng nhắc một lời nữa: Vi giả bại chi, chấp giả thất chi, thị dĩ Thánh nhân vô vi cố vô bại, vô chấp cố vô thất”
4
Suy ngẫm thánh huấn trên đây của Đức Đạo Tổ, tuy ban ơn tại Minh Lý Thánh Hội, mà cũng áp dụng cho toàn thể cơ đạo trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ba bài học căn bản:
– Thủ trung: nhắm đến cái Lý duy nhất, căn cơ của Đạo.
– Không đề cao cái riêng tư, Thánh nhân đứng sau mà thành
trước (Khiêm hạ sẽ được quý trọng), đứng ngoài mà thành còn
(Không đấu tranh nên tồn tại).
– Làm như không làm nên không hỏng; không giữ nên
không mất.
Với các bài học này, các tôn giáo sẽ vượt khỏi tháp ngà cố hữu
của hình thức, của giáo điều, mới gặp nhau nơi Lý duy nhất là
Đại Đạo.
__________________________

1. Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ lược dịch.
2. Trích Thánh giáo tại Minh Lý Thánh Hội, Tý thời, 26 rạng 27–11 Kỷ Dậu
(03–01–1970).
3. Đạo Đức Kinh, chương 7
4. Câu này trong Đạo Đức Kinh, chương 64.
(Làm thì hỏng, giữ thì mất. Do đó, Thánh nhân không làm, cho nên không
hỏng; không giữ, cho nên khô