Nên xem qua
- Khả năng hội nhập thế giới của Đạo Cao Đài (Bài viết/Tham ... Gửi ngày 11/08/2014
- VỀ VIỆC KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH QUYỀN (23-8-Bính Dần, 1926) Gửi ngày 29/05/2023
- ĐẠO CAO ĐÀI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG ... Gửi ngày 23/03/2019
- LỄ VÀ KHIÊM Gửi ngày 10/12/2021
- THU MOI HOI THAO Gửi ngày 04/08/2024
- Thông tin BTG Chính Phủ Gửi ngày 25/03/2022
- TRICH LỤC LICH SỬ CÁC SỰ KIỆN KHAI ĐẠI ĐA0 TKPD Gửi ngày 29/05/2023
- CAO ĐÀI VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN RA THẾ GIỚI Gửi ngày 28/12/2021
- Đi tìm cái lý xác thực của Đức tin Cao Đài Gửi ngày 25/09/2022
- HỘI NGHỊ LIÊN GIAO LẦN 12 CÁC HỘI THÁNH và CÁC TỔ ... Gửi ngày 24/03/2019
- HỘI THÁNH TRUYỀN ĐẠO ĐẾN NHƠN SANH Gửi ngày 29/05/2023
- YẾU TỐ CAO ĐÀI TRONG CÁC TÔN GIÁO ĐÔNG TÂY Gửi ngày 25/03/2022
MỖI NGƯỜI CHÚNG TA ĐÓNG GÓP ĐƯỢC GÌ CHO NHÂN LOẠI?
Gửi ngày 29/10/2014
Thiện Chí (CQPTGL)
Một nhà tư vấn chính sách , Simon Anholt, mới đây đã thực hiện một bảng thống kê gọi là “Good Country Index”(1) để đánh giá khả năng đóng góp cho nhân loại dựa theo thông tin của Liên Hiệp Quốc và World Bank. Good Country Index phân tích đóng góp của 125 nước trên các mặt khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe. . .
Điều chúng ta lưu ý ở đây, bản thống kê đã cảnh báo là Việt Nam là nước có mức “đóng góp cho nhân loại” được xếp hạng áp chót, chỉ trên Libya (tức 124/125).
Đánh giá nêu trên, trước khi nêu lên những lý do khách quan này khác, khiến mỗi người Việt Nam chúng ta sẽ tự hỏi, cá nhân mình có thể đóng góp được gì cho nhân loại, hay vì ta không hề đóng góp nên có kết quả như thế?
Thật ra, không riêng gì người VN, phần lớn người dân nước nào, sinh ra và lớn lên đều có cơ hội đóng góp cho nhân loại ít nhiều ở các phương diện khác nhau.
Đối với một cá nhân, được học hành đàng hoàng, biết vâng lời cha mẹ, hòa ái với anh em, lớn lên có một nghề làm ăn lương thiện, đương nhiên làm tròn bổn phận đối với chính mình, với gia đình và góp phần xây dựng xã hội.
Những nhà giáo dục đào tạo, dù ở VN hay các nước phát triển khác, ở vùng sâu, vùng xa hay thành thị, giảng dạy cho bất cứ cấp lớp nào đều là những người xây dựng con người, trong đó đã và đang có những hạt nhân trở thành nhân tài phục vụ dân tộc và cả nhân loại. Việt Nam không thiếu những nhà khoa học, nhà phát minh, nhà văn hóa, văn học, nghệ thuật . . .được quốc tế tôn vinh.
Những nhà cách mạng giải phóng dân tộc, nhà đấu tranh cho nhân quyền chí đến người chiến sĩ yêu nước chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc đều đóng góp cuộc đời và cả tính mạng cho hòa bình và phát triển của nhân loại nói chung.
Đặc biệt, tác giả Simon Anholt ghi nhận VN có thứ hạng tốt về Văn hóa (76/125). Thứ hạng này đáng ra còn cao hơn nữa nếu căn cứ chính xác vào những khám phá cụ thể di sản trên bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Đại Việt. Do đó, tuy về mặt kinh tế hay khoa học công nghệ, do hoàn cảnh lịch sử khắc nghiệt, VN chưa có tỉ lệ đóng góp cao cho thế giới nhân loại, nhưng về văn hóa, văn học, tư tưởng minh triết, nghệ thuật nhân văn, VN đã và đang trao cho nhân loại một gia tài đồ sộ.
Về mặt tín ngưỡng và tôn giáo, VN là một nước đa tôn giáo, có nhiều tôn giáo nội sinh và ngoại nhập, tất cả đều thấm nhuần tính dân tộc, tôn trọng đức tin hướng thượng của nhau và đoàn kết phát huy truyền thống đạo đức lâu đời của ông cha, xây dựng con người và xã hội hoàn thiện. Đặc biệt, truyền thống Tam giáo đồng nguyên của dân tộc V N đã đi vào nếp sống thực tiển hòa hợp nhân sinh-tâm linh xây dựng con người thăng tiến toàn diện nhập thế và xuất thế. Nhập thế có thế đạo, xuất thế có thiên đạo. Đó là thế quân bình nơi con người, mới có quân bình trong xã hội. Từ đó xây dựng được nền tảng hòa bình thế giới. Điều đó đã được minh chứng qua các triều đại cực thịnh Lý Trần trong Việt sử.
Xưa nay, các hệ tư tưởng ưu việt trên thế giới đều xem con người là một Tiểu vũ trụ. Mỗi rung động của một Tiểu vũ trụ thuần khiết đều lan tỏa trong toàn Đại vũ trụ. Thiền trượng Vạn Hạnh Thiền Sư dựng nên triều Lý. Phật đạo Trần Nhân Tông ba lần cứu nước. Ngọn lửa Thích Quảng Đức lật đổ chế độ độc tài. Tất cả những năng lực đó đều có sức ảnh hưởng tích cực vào cộng đồng nhân loại.
Ngày nay, Đức Chí Tôn Thượng Đế khai Đạo tại đất nước Việt Nam, vì lẽ công bình, muốn giao cho dân tộc này một sứ mạng vận dụng truyền thống đạo đức, thực hiện mục đích “Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát” tức là cuộc đóng góp hi hữu cho hòa bình an lạc của thế giới:
“ Trước xây đắp Cao Đài thánh đức,
Dụng Nam Bang làm mức phóng khai;
Dân Nam sứ mạng Cao Đài,
Năm châu bốn bể hòa hài từ đây (2)
Vậy, với đạo lý hiếu hòa cố hữu và lý tưởng đại đồng thiên hạ, mỗi người “dân Nam” đã và sẽ góp phần “Phục hưng tinh thần truyền thống cổ truyền của dân tộc dính liền với sự phục hưng văn minh nhân loại, để xây dựng một nguơn hội thái bình vĩnh cửu cho muôn người, tạo lập một Thiên đàng cực lạc tại thế.”(3)
Đóng góp cho nhân loại những giá trị văn hóa đạo đức có tính nhân văn siêu việt ấy, các nhà nghiên cứu khó có thước đo nào chính xác để xếp hạng Việt Nam giữa hàng trăm quốc gia khác.®
[1] Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140627_good_country_index_comments.shtml
[2] Đức Chí Tôn, CQPTGL Đại Đạo, rằm tháng 2 Quí Hợi, 29-3-1983
[3] Trần Hưng Đạo,Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)